Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai?

Ngày đăng: 19/03/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Mang thai là sự kiện thiêng liêng và quan trọng của người phụ nữ. Bạn ăn nhiều và nghĩ đó là một dấu hiệu của mang thai. Hãy chú ý nội dung dưới đây để cùng nhau chia sẻ về sức khỏe thai kỳ nhé.

Nhu cầu về năng lượng khi mang thai

Mang thai hoàn toàn sẽ khiến người phụ nữ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và muốn ăn nhiều hơn. Lượng calo của bạn tăng từ 300-400 calo mỗi ngày, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn thai kỳ của bạn. Vì vậy hầu hết phụ nữ mang thai nên tiêu thụ từ 1800 đến 2500 kilocalo mỗi ngày.

Cơ thể của bạn cũng cần nhiều vitamin và dưỡng chất hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn hãy uống vitamin trước khi sinh, chẳng hạn như sắt, canxi hoặc vitamin D.

ăn nhiều có phải có thai không
Bổ sung vitamin trong chế độ ăn khi mang thai

Điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là lắng nghe cơ thể của họ và ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, mẹ nên ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như hạnh nhân và các loại hạt, rau củ quả và hạn chế ăn đồ ngọt.

Rất nhiều nghiên cứu cho biết rằng môi trường mà các em bé của chúng ta sống trong 9 tháng đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng sau này. Vì vậy, dinh dưỡng khi mang thai cần được bổ sung chuẩn mực và hiệu quả.

Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai?

Có lẽ bạn đã thường thấy những phụ nữ thường ăn nhiều khi mang thai, hoặc có lẽ chính bạn cũng đang thèm ăn như vậy. Thông thường, ăn nhiều là do nhu cầu tăng. Có thể do bạn hoạt động nhiều, làm việc nhiều, môi trường kích thích ăn ngon, sinh hoạt chế độ tốt cũng khiến nhu cầu ăn nhiều hơn.

Nhiều người thắc mắc ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai không? Với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nếu đột nhiên bạn thèm ăn hoặc ăn nhiều thì cũng có thể là một dấu hiệu của mang thai.

Tuy nhiên, nó chỉ là một biểu hiện thông thường và không đặc trưng. Tốt nhất, bạn nên mua que thử để có kết quả chắc chắn hơn.

ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai
Ăn nhiều đôi khi không phải vì bạn mang thai

Cảm giác thèm ăn kèm theo một số biểu hiện sao thì có khả năng là bạn đã mang thai? Vì chỉ thèm ăn sẽ không giúp bạn khẳng định điều gì. Nếu bạn luôn trong trạng thái thèm ăn, ăn nhiều và kèm một số biểu hiện sau đây, có thể bạn đã mang thai.

Một số dấu hiệu mang thai tuần đầu như: que thử thai lên 2 vạch, bạn đã bị trễ “ ngày ấy” 2 tuần trở lên, ốm nghén, buồn nôn và nôn,...Vì vậy, bạn hãy lắng nghe biểu hiện của cơ thể để chăm sóc cho cả mẹ và con toàn diện nhé.

Một số bà bầu thèm ăn sôcôla, thực phẩm cay, trái cây và thực phẩm như khoai tây nghiền, đồ ăn chua, ngũ cốc, bánh ngọt,... Tuy nhiên, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý nếu chắc chắn mình đang mang thai.

Thông thường, những cơn thèm ăn này kéo dài khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ăn bao nhiêu trong thai kỳ là đủ?

Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng và hoạt động của mỗi người mà lượng ăn là khác nhau. Nhu cầu tạm thời sẽ chia thành các nhóm như sau:

  • Nếu bạn ít hoạt động: có nghĩa là hoạt động hàng ngày bình thường nhưng không tập thể dục, không đi bộ hay các hoạt động thể lực khác. Lúc này nhu cầu ăn uống của bạn không nhiều. Và bạn cũng không hay cảm thấy thèm ăn. Bạn cần ăn để đảm bảo cung cấp 2.400 kilocalo mỗi ngày.
  • Hoạt động vừa phải: có nghĩa là các hoạt động hàng ngày bình thường và mỗi ngày có hoạt động thể dục nhẹ nhàng, đi bộ 30 phút và tập yoga. Những hoạt động thể lực này đôi phần sẽ giúp bạn kích thích tiêu hóa, cân bằng vi khuẩn và tăng sức đề kháng. Bạn cảm thấy ăn ngon hơn và ăn nhiều hơn.  
  • Hoạt đồng nhiều: Các hoạt động hàng ngày bình thường và 1-2 giờ trở lên hoạt động vất vả vừa phải mỗi ngày như đi bộ và tập luyện đều đặn. Vì vậy, bạn cần năng lượng nhiều hơn mỗi ngày. Chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đó.

Nguồn dinh dưỡng nào quan trọng khi mang thai?

Các nhà khoa học biết rằng chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé ngay cả trước khi bạn mang thai. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bao gồm cả tật nứt đốt sống.

Việc bổ sung nó trong giai đoạn sớm nhất của sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, điều quan trọng là có được nhiều chất trước khi bạn mang thai và trong những tuần đầu của thai kỳ.

Các bác sĩ khuyến khích phụ nữ nên bổ sung axit folic trước và trong suốt thai kỳ (đặc biệt là trong 28 ngày đầu tiên). Hãy chú ý về axit folic nếu bạn đang có thai. Vì thế khi phát hiệu dấu hiệu có thai thì bạn nên kiểm tra và bổ sung ngay axit folic nhé!

ăn nhiều có thai phải không
Bổ sung axit folic cho thai kì khỏe mạnh

Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng khác. Vì nhu cầu canxi của em bé đang phát triển của bạn rất cao, bạn nên tăng mức tiêu thụ canxi để ngăn ngừa mất canxi từ xương của chính mình.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn về vitamin trước khi sinh trong đó có chứa một số canxi bổ sung. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung canxi từ sữa.

Omega 3 cũng rất cần cho thai nhi cho sự tăng trưởng và phát triển của tế bào. Các nguồn dinh dưỡng chứa omega-3 dồi dào như: cá mòi hoặc cá hồi với xương, đậu phụ, bông cải xanh, rau bina, và các loại nước ép,…

Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết về chế độ ăn uống của bạn. Thật khó khăn để có được dinh dưỡng cần thiết nếu bạn không ăn cá và thịt gà, hoặc sữa, phô mai hoặc trứng. Vì vậy, đừng kiêng khem quá nhiều, hãy ăn với một sự chuẩn bị khoa học và giàu dinh dưỡng.

Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Đây là nội dung nhiều mà nhiều bạn quan tâm. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt để sẵn sàng đón chào một thiên thần mới. Chúc bạn luôn may mắn và hạnh phúc.

Bình chọn

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng