Axit folic cho bà bầu- Những điều mẹ phải biết

Ngày đăng: 22/11/2019
Mục lục [ Ẩn ]

Axit folic cho bà bầu rất quan trọng cho thai kỳ. Nhưng tại sao nó lại quan trọng? Và phải bổ sung như thế nào mới đúng? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé

Axid folic là gì?

Axit folic hay folat là một loại vitamin thuộc nhóm B. Trong thực phẩm thường ngày, đặc biệt là các loại rau quả có màu tối, xanh đậm acid folic được tồn tại dưới dạng folate.

 

axit folic là gì?
Axit folic là gì?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng  axit folic rất quan trọng trong quá trình tạo máu từ hơn 70 năm trước. Nhưng chỉ đến những năm gần đây, họ mới tìm ra mối liên hệ đặc biệt giữa sự thiếu hụt axit folic và dị tật ống thần kinh.

Hiện tượng đa hình di truyền gen chuyển hóa axit folic

Acid folic hay folate từ thức ăn đều không phải là dạng hoạt động trong cơ thể. Khi được hấp thu, chúng cần chuyển hóa qua nhiều bước để chuyển thành dạng 5-methylfolate (5-MTHR) - dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Để quá trình này diễn ra thành công, cần sự có mặt của enzym methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) đóng vai trò là chất xúc tác.

Thế nhưng, nếu bị khiếm khuyết loại gen mã hóa cho enzym này thì dù bạn bổ sung axit folic cho bà bầu nhiều đến đâu cũng đều vô nghĩa. Ở Hoa Kỳ, có khoảng hơn 60% dân số xuất hiện hiện tượng đa hình di truyền gen quyết định enzym MTHFR. Con số này ở Tây Ban Nha ước tính là 25%. Tuy nhiên ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu cụ thể cho loại đột biến này.

Tại sao phải bổ sung axit folic cho bà bầu

Vai trò các dưỡng chất khi mang thai rất quan trọng để mẹ khỏe và con có điều kiện phát triển tốt nhất. Trong đó acid folic cần được chú trọng bổ sung sớm cho phụ nữ dự định mang thai.

Axit folic cho bà bầu sớm ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai, điều cực kỳ quan trọng là phải cung cấp đủ axit folic vì nó giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống (ảnh hưởng đến tủy sống) và bệnh não (thai vô sọ).

 

Axit folic cho bà bầu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thau nhi
Axit folic cho bà bầu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thau nhi.

Sự hình thành của ống thần kinh xảy ra ngày từ trong những tuần đầu của thai kỳ. Đó là lý do tại sao nên bắt đầu dùng axit folic trước khi bạn có ý định thụ thai.

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), dị tật ống thần ảnh hưởng đến khoảng 3.000 ca mang thai mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nhưng những phụ nữ dùng liều axit folic hàng ngày bắt đầu từ ba tháng đầu của thai kỳ có thể giảm đến 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Nhận đủ axit folic cũng rất cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nhau thai và thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt axit folic cũng gây ra dị tật tim bẩm sinh.

Ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu to khi bà bầu uống đủ axit folic

Cơ thể của bạn cần acid folic để tạo ra các tế bào máu bình thường. Nó rất quan trọng cho việc tổng hợp, sửa chữa và tạo nên chức năng của AND. Thiếu acid folic khiến hồng cầu không thể phát triển được thành hồng cầu trưởng thành, làm năng nồng độ nguyên hồng cầu trong máu gọi là bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

 

Axit folic giúp ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ
Axit folic giúp ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ

Bổ sung axit folic cho bà bầu bắt đầu từ khi nào

Ngoài bổ sung những thực phẩm giàu acid folic, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400 mcg acid folic hàng ngày, duy trì trước khi mang thai 1 tháng và trong suốt thời kỳ mang thai. Với người chưa có ý định mang thai trước đó, cần bổ sung ngay khi biết mình có thai.

Lưu ý: Liều 400 mcg/ ngày là khuyến cáo của Đại học Phụ sản Hoa Kỳ, trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ và tổ chức March of Dimes. Tuy nhiên, một số tổ chức khác như Cơ quan y tế Dự phòng Hoa Kỳ, liều hàng ngày của acid folic lại là 400-800 mcg/ngày. Với viện Y tế Quốc Gia (Hoa Kỳ), phụ nữ có thai nên sử dụng ít nhất 600 mcg acid folic mỗi ngày và tiếp tục bổ sung 500  mcg acid folic sau khi sinh cho đến khi con dừng bú sữa mẹ.

Nhu cầu acid folic của mỗi phụ nữ là khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung acid folic. Kiểm tra nhãn loại vitamin bạn đang uống xem hàm lượng là bao nhiêu. Nếu nó không đủ, bạn nên sử dụng một loại acid folic thay thế khác.

 

Bổ sung axit folic cho bà bầu bắt đầu từ khi nào?
Bổ sung axit folic cho bà bầu bắt đầu từ khi nào?

Không uống quá 1000 mcg acid folic mỗi ngày trừ khi được bác sỹ kê đơn. Việc uống quá nhiều acid folic có thể che giấu tình trạng thiếu vitamin B12 làm sai sót trong việc chuẩn đoán bệnh.

Khi nào cần dùng liều cao acid folic cho bà bầu

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên trên 400 mcg acid mỗi ngày trong các trường hợp sau:

Đã có 1 thai kỳ bị dị tật ống thần kinh trước đó

Bạn đã mang thai một em bé bị dị tật ống thần kinh. Trong trường hợp này, bạn sẽ được khuyên uống khoảng 4.000 mcg axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ khi mang thai (Sau đó, hàm lượng này là 400 mcg mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ) Bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh lên đến 70%.

Thai đôi

Bạn đang mang song thai. Bạn sẽ phải dùng liểu acid folic tăng lên so với khi chỉ mang thai đơn để bổ sung đầy đủ cho cả 2 thai nhi.

Bị tiểu đường hoặc dùng một một số thuốc chống động kinh

Bệnh tiểu đường và một số loại thuốc động kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Vì vậy, bắt đầu từ lúc có ý định mang thai, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sỹ ngay để tìm ra liều cần thiết cho mình

 

Khi nào cần dùng liều cao axit folic mỗi ngày
Khi nào cần dùng liều cao axit folic mỗi ngày

Trong gia đình đã có người bị di tật ống thần kinh

Khi trong gia đình bạn đã có người bị dị tất ống thần kinh thì nguyên nhân có thể là do là đột biến gen methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR). Để chắc chắn rằng con bạn không bị ảnh hưởng bởi gen di truyền trên, bạn cần bổ sung dạng acid folic đặc biệt không cần qua chuyển hóa và sử dụng liều cao theo chỉ định của bác sỹ.

Nhưng dù là với bất kỳ nguyên nhân nào, khi tiền sử gia đình bạn đã có trường hợp dị tật ống thần kinh, bạn cũng cần nói với bác sỹ để tăng liều lượng axit folic lên cho phù hợp. .

Thực phẩm chứa acid folic cho bà bầu

Các thực phẩm dưới đây là nguồn cung cấp acid folic tuyệt vời bạn cần chú ý.

Các loại đậu

Các cây họ đâu bao gồm: đậu Hà Lan, thận thận, đậu lăng,… Tuy mỗi loại chứa hàm lượng acid folic khác nhau nhưng tất cả chúng đều là chứa nhiều acid folic.

Ví dụ, 177mg đậu thận chứa 131 mg acid folic ( đạt ~ 33% hàm lượng khuyến cáo). Trong khi đó, 198 mg đậu lăng chứa đến 358 mcg acid folic ( đạt ~ 90% hàm lượng khuyến cáo)

Măng tây bổ sung nhiều acid folic khi mang thai

Măng tây chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, bao gồm cả folate. 90 gram măng tây nấu chín chứa khoảng 134 mcg folate

 

Măng tây chứa rất nhiều axit folic
Măng tây chứa rất nhiều axit folic

Măng tây cũng rất giàu chất chống oxy hóa và đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn

Hơn thế nữa, chúng là một nguồn chất xơ tốt cho tim.

Trứng cung cấp lượng lớn axit folic cho bà bầu

Hàm lượng acid folic trong 1 quả trứng lớn là khoảng 23.5 mcg. Ngoài ra trứng còn chứa các loại dưỡng chất như protein,  riboflavin và vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, chúng có nhiều lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn chức năng mắt như thoái hóa điểm vàng.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh có lượng calo thấp nhưng lại chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả folate. 30 gram rau bina cung cấp 58,2 mcg acid folic

Rau lá xanh cũng có nhiều chất xơ hạn chế hiện tượng táo bón cho mẹ bầu.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng ăn nhiều rau, như rau lá xanh giúp giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và giảm cân.

Củ cải đường chứa nhiều acid folic cho bà bầu

Củ cải đường không chỉ là một món tráng miệng ngon mà nó còn rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, kali và vitamin C. Hàm lượng acid folic trong 136 gram củ cải thô là 148 mcg.

 

Củ cải đường chứa nhiều axit folic cho bà bầu
Củ cải đường chứa nhiều axit folic cho bà bầu

Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ đã cho thấy uống nước ép củ cải đường tạm thời hạ huyết áp tâm thu xuống 4-5 mmHg ở người trưởng thành khỏe mạnh

Trái cây có múi dồi dào axit folic cho bà bầu

Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, chanh rất giàu folate.

Ví dụ một quả cam lớn sẽ chứa 55 mcg folate.

Những loại quả này cũng chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác như bông cải xanh, gan, đu đủ, chuối,... cũng chứa hàm lượng folic khá lớn.

Trên thực tế, khi nấu và chế biến, folate trong thực phẩm có thể mất đi từ 50-90%. Thậm chí nếu nhiệt độ quá cao, tỷ lệ này có lên đến 100%. Chính vì vậy, bà bầu ngoài nguồn cung cấp thực phẩm thì nên bổ sung thêm acid folic từ viên uống folic để đảm bảo đủ hàm lượng khuyến cáo là 400-600 mcg cho con.

Làm thế nào để mẹ biết mình thiếu axit folic?

Các dấu hiệu thiếu axit folic không đặc trưng. Bạn có thể là bị các triệu chứng sau đây: Khó chịu, thiếu máu, mệt mỏi, đau lưỡi, tiêu chảy, giảm cân, nhức đầu, đánh trống ngực, khó thở.

 

Làm thế nào để mẹ biết được mình cần axit folic
Làm thế nào để mẹ biết được mình cần axit folic

Chỉ cần bạn bị thiếu acid folic nhẹ, bạn đã có thể không nhận được lượng axit folic tối ưu cho sự phát triển phôi thai của bé.

Để chắc chắn về tình hình sức khỏe của mình, mẹ cần đến gặp bác sỹ để làm các xét nghiệm máu.

Bổ sung Acid folic liều cao có nguy hiểm không?

Acid folic hầu như không gây tác dụng phụ nếu sử dụng với liều 1000mcg/ 1 ngày. Tuy nhiên, nếu dùng axit folic liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như: Chuột rút bụng, bệnh tiêu chảy, buồn nôn, khó ngủ, khó chịu, đãng trí,...

Trong một số ít trường hợp, axit folic có thể gây ra phản ứng dị ứng. Hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức nếu bạn bị phát ban da, ngứa, đỏ hoặc khó thở.

Lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu

Một số lưu ý cho mẹ bầu để bổ sung acid folic hiệu quả nhất:

 

Lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu
Lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu

Chọn thực phẩm chức năng có hàm lượng acid folic 400-600 mcg. Trường hợp có vấn đề đặc biệt về sức khỏe, cần tham khảo ý kiến bác sỹ để tăng liều.

Nên uống acid folic với nước cam hoặc chanh để tăng độ hấp thu của nó

Không uống acid folic với cafe, trà hay rượu. Những chất này có thể làm giảm hấp thu và tăng tác dụng phụ của acid folic.

Mẹ nên ăn nhiều chất xơ và uống đầy đủ nước khi bổ sung acid folic do nó có thể gây táo bón.

Viên nang mềm với các tá dược phù hợp sẽ tăng khả năng hấp thu của acid folic do nó không tan được trong nước

Có thể bổ sung Quatrefolic- dạng acid folic hoạt động. Với dạng folate này, cơ thể có thể sử dụng ngay mà không cần sự có mặt của enzyme MTHFR. Phòng ngừa trường hợp mẹ bị đột biến gen mà không được phát hiện.

Axit folic cho bà bầu rất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ hãy nhớ bổ sung đầy đủ acid folic mỗi ngày mẹ nhé.

Liên hệ tổng đài: 1800.0016 để được tư vấn miễn phí về sức khỏe thai kỳ.

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng