Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai - những điều mẹ cần biết

Ngày đăng: 15/03/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải chị em phụ nữ nào cũng biết rõ mình cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai. Bài viết sau đây sẽ cho mẹ thêm thông tin về vấn đề này.

Vì sao cần phải chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai?

Khi bạn chuẩn bị mang thai, bên cạnh các vấn đề về tâm lý và tài chính thì chuẩn bị về sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một sức khỏe tốt không chỉ cần thiết trong đời sống hàng ngày mà còn đem lại nhiều lợi ích khác, đặc biệt khi bạn chuẩn bị mang thai như:

  • Quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi và tỷ lệ thành công cao.
  • Khi cơ thể mẹ khỏe mạnh thì tình trạng ốm nghén, mệt mỏi cũng giảm đi nhanh chóng.
  • Cả mẹ và em bé sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi; sức đề kháng của mẹ được nâng cao, tránh được một số bệnh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Em bé có nền tảng phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ, giảm nguy cơ mắc các dị tật thai nhi.
chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai
Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai

Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai- Mẹ nên làm gì?

Chuẩn bị trước khi mang thai kĩ lưỡng giúp mẹ phòng tránh được rất nhiều rủi ro trong quá trình sinh nở, nuôi con sau này.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Khi đã có kế hoạch mang thai, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện các yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai nếu có. Cụ thể, mẹ nên làm một số kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm máu: Đa số phụ nữ mang thai đều bị thiếu máu. Vì vậy làm xét nghiệm này để phát hiện các vấn đề bất thường về máu cũng như tình trạng thiếu máu của cơ thể. Nếu bị thiếu máu mẹ bầu nên có các biện pháp khắc phục sớm như bổ sung thuốc sắt cho bà bầu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để phát hiện mẹ có bị viêm đường tiết niệu hay có các chất bất thường (protein, glucose, máu, vi khuẩn,..) trong nước tiểu hay không.
  • Khám phụ khoa: giúp mẹ phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh phụ khoa nếu có như nhiễm nấm, vi khuẩn, giang mai, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
  • Khám tổng quát các cơ quan: bao gồm tim, gan, thận, tử cung,.. để đảm bảo mẹ đủ sức khỏe để mang thai.
  • Kiểm tra nhiễm sắc thể: Đối với các bệnh có tính di truyền, việc kiểm tra nhiễm sắc thể giúp bố mẹ có thể lường trước được một số bệnh mà thai nhi có thể mắc phải, từ đó có các biện pháp theo dõi và giảm thiểu rủi ro sớm nhất.

Những mẹ đang mắc phải một số bệnh như tiểu đường,  động kinh, trầm cảm, tim mạch,.. cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro hay những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe cũng như giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thai nhi bao gồm thay đổi thuốc hay liệu pháp điều trị...

Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ kém hơn so với bình thường. Do đó, mẹ cũng dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus hơn. Tiêm phòng là cách tốt nhất để mẹ phòng tránh các bệnh này.

chuẩn bị sức khỏe trước khi mang bầu

Tiêm phòng trước khi mang thai

Một số loại vacxin mẹ nên tiêm bao gồm:

  • Rubella và thủy đậu: Mẹ nên tiêm 3 tháng trước khi mang thai. Nếu trong thai kỳ mẹ mắc phải bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi ở con.
  • Viêm gan B: Với những mẹ đang bị nhiễm viêm gan B thì việc tiêm phòng vacxin viêm gan B là vô cùng cần thiết để hạn chế mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm sang con.
  • Cúm: Nhiều chị em phụ nữ thường chủ quan với bệnh cúm thông thường. Tuy nhiên, nếu không phòng tránh thì đây cũng là nguyên nhân có thể gây ra dị tật thai nhi cho con.

Theo dõi cân nặng của mẹ trước khi mang thai

Cân nặng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mẹ và bé trong thai kỳ. Mẹ quá béo hoặc quá gầy đều có thể dẫn đến một số hệ quả không tốt.

Nếu mẹ quá béo (BMI > 23), khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng như sinh non, tiền sản giật, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ,.. Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị béo phì.

Nếu mẹ quá gầy (BMI<18.5) sẽ làm tăng nguy cơ non hoặc con sinh ra bị nhẹ cân. Trẻ cũng dễ gặp một số vấn đề trong quá trình chuyển dạ mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi của trẻ sau này.

Vì vậy, điều chỉnh cân nặng của mẹ về mức phù hợp là cần thiết để cả mẹ và con đều khỏe.

Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe trước khi mang bầu

Dinh dưỡng trước khi mang thai luôn rất quan trọng. Nhu cầu về các dưỡng chất như acid folic, sắt, canxi, vitamin,... của mẹ cũng tăng cao để vừa đáp ứng cho mẹ, vừa cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để mẹ bổ sung các dưỡng chất an toàn và hiệu quả.

Các thực phẩm mẹ nên bổ sung nhiều, bao gồm:

  • Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt lợn nạc,..), thịt gà, trứng, cá hồi,.. có chứa hàm lượng sắt, DHA, protein,.. cao.
  • Các loại rau xanh lá đậm (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, măng tây,..), một số loại hạt sấy khô như óc chó, hạt điều, hạnh nhân,..
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, xoài, đu đủ,..
chuẩn bị sức khỏe trước khi có bầu
Bổ sung các thực phẩm chứa sắt trước khi mang bầu

Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để bổ sung một số thwucj phẩm chức năng như canxi, sắt, acid folic hay vitamin tổng hợp cho bà bầu,...

Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ một số thói quen không tốt như thức khuya, sử dụng các chất kích thích ( rượu, bia, cà phê, thuốc lá,..),..

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần dưỡng chất đầy đủ như Quatrefolic, sắt, kẽm, vitamin E cho sự phát triển của thai kì toàn vẹn như Folimom cũng là cách chăm sóc sức khỏe của mẹ trước khi mang thai.

Mang thai là một hành trình thử thách đối với chị em phụ nữ. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, việc quan trọng nhất là bạn phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi mang thai để hành trình của bạn và con sắp tới luôn thuận lợi. Chúc bạn một thai kỳ thành công!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng