Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú nhất định mẹ phải biết

Ngày đăng: 12/03/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú thường không biểu hiện nhiều và rõ ràng. Song khi có những dấu hiệu này thì việc mẹ mang thai khi đang cho bé bú là vô cùng dễ xảy ra. Chị em cùng tìm hiểu xem đó là những dấu hiệu nào nhé!

Những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú chính xác nhất

Thông thường, khoảng thời gian từ 3-6 tháng sau sinh là, mẹ đang cho bé bú bắt đầu có sự quay trở lại của kinh nguyệt. Trong trường hợp bé không bú mẹ thì khoảng thời gian để chu kỳ kinh nguyệt quay lại căng nhanh hơn. Theo nghiên cứu tì khoảng thời gian đó thường là 6-10 tuần.

Tránh vì sai lầm trong trong việc tính toán thời gian rụng trứng mà rất nhiều trường hợp mang thai khi đang cho bé bú xảy ra. Dù tỷ lệ không mang thai lúc này là 99% thì vẫn còn đến 1% những bà mẹ ngoại lệ gặp vào trường hợp này. 

Khi đang cho con bú mẹ rất dễ bỏ qua dấu hiệu mang thai thường gặp
Khi đang cho con bú mẹ rất dễ bỏ qua dấu hiệu mang thai thường gặp

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy chị em đang cho bé bú lại mang bầu? 

Phản ứng của trẻ

Ở một số trường hợp khi nhận thấy sự giảm đi đáng kể việc bú sữa của bé cho thấy có thể mẹ đang mang thai. Trong trường hợp này sự thay đổi hương vị và độ đậm đặc của sữa sẽ làm giảm hứng thú của bé. Biểu hiện rõ ràng nhất là việc bé chán ăn, bỏ sữa.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp mẹ mang thai nhưng bé vẫn không có phản ứng với sữa mẹ. Do vậy nhiều mẹ khi nhận ra mình mang thai thì thai nhi cũng đã 3-4 tháng.

Đau ngực dữ dội

Đau tức ngực là trường hợp xảy ra bình thường khi mang thai. Nhưng trường hợp này xảy ra khi đang cho bé bú cũng là rất bình thường. Nhưng nếu trong thời điểm đang cho bé bú mà bạn có thai thì cơn đau tức ngực sẽ tăng hơn bình thường. Nhiều trường hợp quá đau khiến mẹ buộc phải ngừng cho con bú. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bà mẹ bỏ qua dấu hiệu này, vẫn cố gắng cho bé bú bình thường.

Mệt mỏi cùng cực

Ở một số mẹ đang cho bé bú thì hiện tượng mệt mỏi rất dễ xảy ra. Do là lúc này cơ thể mẹ cần cung cấp một lượng dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, hiện tượng mệt mỏi cũng là biểu hiện cho thấy mẹ đang mang thai dù có đang cho bé bú hay không. 

Vậy nên nếu có gặp tình trạng này thì hãy để ý cơ thể mình có gặp thêm các dấu hiệu cho thấy có thai khác không nhé!

Có thể mang thai dù chưa có kinh

Nhiều mẹ đang cho con bú chủ quan cho rằng chưa thấy kinh nguyệt quay lại thì chưa có thai được. Tuy nhiên, trong giai đoạn này sự rụng trứng lần đầu tiên sau sinh có thể còn diễn ra trước cả khi kinh nguyệt quay lại. Vậy nên việc căn cứ vào “tắt kinh” khi đang cho con bú là sai lầm. 

=>>Xem thêm:Dấu hiệu mang thai ai cũng có

Đang cho bé bú mà mang thai thì phải làm gì?

Bỗng nhiên phát hiện ra mình mang thai khi còn đang cho con bú khiến nhiều mẹ hoang mang và lập từng cho bé ngừng bú. Nhưng liệu làm vậy có thực sự đúng? Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn:

Không cần cai sữa cho con

Thực tế, mang thai mà vẫn cho bé bú bình thường cũng không hề gây nguy hiểm gì cho cả bé và thai nhi. Bởi lẽ thời gian này cơ thể mẹ vẫn tiết sữa bình thường. Thậm chí mẹ có thể cho bé lớn bú ngay cả khi đã sinh bé tiếp theo.

mang thai khi đang cho con bú mẹ có cần cai sữa?
Mang thai khi đang cho con bú mẹ có cần cai sữa?

Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục cho bé lớn bú thì chế độ dinh dưỡng cho mẹ phải luôn được quan tâm. Bởi dinh dưỡng mẹ cần lúc này vừa cho sự phát triển của thai nhi lại vừa là nguồn dinh dưỡng tiết qua sữa cho bé lớn. Đồng thời, mẹ cũng cần một lượng dưỡng chất vừa đủ cho sức khỏe của chính mình.

Những khó khăn thường gặp khi mang thai sau sinh

Khi bắt đầu có thai, cơ thể mẹ sẽ diễn ra sự thay đổi của một số hormone sinh sản. Kèm theo đó là việc căng tức ngực hơn. Công thêm việc bú mẹ của bé lúc này căng làm tăng căng tức khó chịu cho mẹ. Ngoài ra, nếu mẹ không biết mình đã có thai mà vẫn quan hệ tình dục có thể tạo ra những cơ co thắt tử cung. 

Vì vậy phát hiện sớm những dấu hiệu mang thai tuần đầu rất quan trọng để chăm sóc tốt nhất cho thai kì.

Dù vậy, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi nếu mẹ không có tiền sử sảy thai hay sinh non trước đó thì việc này không hề quá ảnh hưởng đến thai nhi.

Cho bé bú sữa non của em

Ở những tháng thứ 4-5 của thai kỳ, mẹ bắt đầu tiết ra sữa non. Đây là nguồn sữa rất giàu dinh dưỡng và vô cũng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Lúc này, nếu bé lớn còn đang bú mẹ sẽ tự cảm nhận được hương vị sữa thay đổi. Một số bé sẽ tự bỏ sữa, nhưng số khác sẽ vẫn tiếp tục bú.

Lúc này mẹ thấy lo ngại vì bé lớn sẽ bú hết sữa non dành cho bé tiếp theo. Tuy nhiên, mẹ có thế hoàn toàn yên tâm vì lượng sữa giàu dinh dưỡng này sẽ tiếp tục được tiết ra cho đến khi bé tiếp theo chào đời. Vậy nên, cả 2 bé của bạn đều sẽ được uống loại sữa giàu dưỡng chất này.

Có nên cho 2 bé bú song song

Việc cho hai bé bú cùng lức ngay sau khi bé tiếp theo chào đời là điều mà các mẹ đều rất quan tâm. Nếu bé đầu chưa đủ 1 năm tuổi và nguồn dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ thì bạn có thể cân nhắc để bé tiếp tục bú. Còn khi bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm và không quá phụ thuộc vào sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu cai sữa cho bé.

Việc cai sữa này cũng nên diễn ra từ từ và trước khi bạn sinh bé tiếp theo. Như vậy, bạn có thể tạo cảm giác an toàn cho bé. Bé sẽ không nghi là mẹ thiên vị, bỏ rơi mình hay mẹ bị người khác chiếm đoạt.

Các cách tránh thai khi cho con bú an toàn hiệu quả nhất

Mặc dù không gây nguy hiểm cho mẹ nhưng việc mang thai khi còn đang cho con bú cũng khiến mẹ gặp nhiều khó khăn và chưa chuẩn bị tâm lý tốt.

phòng tránh dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú
Phòng tránh mang thai khi đang cho con bú bằng biện pháp tránh thai

Vậy nên, việc phòng tránh mang thai giai đoạn này là rất cần thiết. Một số biện pháp các bậc cha mẹ có thể dùng đó là:

  • Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: việc này sẽ giúp hạn chế tiết ra hormon kích thích rụng trứng ở mẹ. Tuy nhiên, cách này không hoàn toàn hiệu quả. Bởi lẽ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khả năng bú sữa ở bé, có đều đặn liên tục không. Hơn nữa cách này thường chỉ hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ: Đậy được cho là biện pháp an toàn mà không đem lại tác dụng phụ hiệu quả nhất hiện nay.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn loại thuốc thích hợp không làm ảnh thước đến sức khỏe của mình và em bé nhé!
  • Đặt vòng tránh thai: Đây là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn bởi chỉ cần đặt 1 lần mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy vậy, sau sinh tử cung mẹ cần 1 thời gian để trở lại ban đầu. Vậy nên 2 tháng sau sinh là thời điểm thích hợp có thể đặt vòng. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mà có người hợp hay không hợp với biện pháp này. Vậy nên thăm khám bác sĩ trước khi cân nhắc lựa chọn phương pháp tránh thai thích hợp bạn nhé!

Qua đây chắc rằng các mẹ cũng đã nhận biết được các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú. Hy vọng bài viết này giúp các mẹ không phải hoang mang nếu có nhỡ mang thai giai đoạn này và có một chế độ chăm sóc thai kỳ thật tốt. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc bé yêu nhé!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng