Tại sao không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh?

Ngày đăng: 11/03/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Chậm kinh được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai tháng đầu. Tuy vậy, rất nhiều trường hợp chị em bị chậm kinh nhưng không phải do mang thai. Không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh khiến nhiều chị em băn khoăn, lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra hiện tượng này và giải pháp là gì?

Nguyên nhân không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh

Chậm kinh hãy trễ kinh thường xảy ra ở phụ nữ với biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất chính là đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt chưa xuất hiện.

Thông thường, nếu quá 35 ngày từ ngày hành kinh trước mà chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt thì có nghĩa bạn đang bị chậm kinh. Dấu hiệu mang thai và kinh nguyệt có mối liên hệ rất chặt chẽ.

không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh
Chậm kinh nhưng chưa thấy biểu hiện mang thai đừng quá lo lắng!

Tuy nhiên, chậm kinh là hiện tượng thường xảy ra đối với chị em phụ nữ nhất là khi có kinh nguyệt thường xuyên không đều đặn khiến có nhiều trường hợp chị em không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Do tuổi tác

Dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh là thời điểm kinh nguyệt phụ nữ thất thường. Thời điểm dậy thì là lúc cơ thể bắt đầu bước vào thời gian hành kinh đầu tiên, vậy nên cần một khoảng thời gian để dần ổn định.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, việc rụng trứng của phụ nữ dần mất đi, hệ quả là sự không đều giữa các ngày hành kinh. Đây là báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần biến mất khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

Căng thẳng, stress kéo dài khiến chậm kinh

Xã hội phát triển, chị em cũng bắt đầu trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Căng thẳng áp lực trong cuộc sống, công việc hay chuyện học hành, tình cảm đôi lứa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng.

Một số trường hợp nặng, chị em còn bị vô kinh một thời gian dài. Hậu quả là gây ảnh hưởng nguyên trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Đây là trường hợp không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh rất hay gặp ở chị em.

Chế độ dinh dưỡng-tập luyện không khoa học

Một thân hình mảnh mai, thon gọn là điều mơ ước của hầu hết các chị em phụ nữ. Vì thế mà hàng loạt các phương pháp ăn kiêng thái quá hay tập luyện giảm cân hà khắc ra đời.

Bỏ đói cơ thể, điên cuồng tập thể thao phản khoa học khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu chất. Chính điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn và có chuyện không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh.

không có biểu hiện mang thai nhưng trễ kinh
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng là nguyên nhân gây chậm kinh

Lạm dụng thuốc hay các chất kích thích

Lạm dụng thuốc kháng sinh là vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam hiện nay. Khi mà tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày một tăng cao, việc sử dụng các kháng sinh thông thường không thể giúp dứt bệnh lý.

Nhiều trường hợp bác sĩ đã phải kê kháng sinh liều cao cho bệnh nhân. Chính việc này là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cho chị em.

Ngoài ra, rượu bia, cafe, thuốc lá chính là tác nhân khiến chị em bị chậm kinh, vô kinh. Trường hợp nặng, lạm dụng các chất kích thích thời gian dài còn khiến phụ nữ bị vô sinh.

Tuyến giáp bất thường

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyến sinh dục của chị em phụ nữ. Việc gặp các vấn đề về tuyến giáp là nguyên nhân gây chậm kinh.

Các bệnh cơ quan sinh sản

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố và làm giảm khả năng rụng trứng. Hậu quả là xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, chậm kinh, vô kinh.

=>>Xem thêm:Dấu hiệu mang thai sau rụng trứng

Chậm kinh báo hiệu có thai khi nào?

Cũng là chậm kinh, vậy dựa vào đâu ta có thể phân biệt được có thai hay không. Thực tế, để biết được bạn có đang mang thai hay không thì ngoài chậm kinh ta còn dựa vào nhiều yếu tố khác như:

Đau tức ngực

Bắt đầu thai kỳ, ngực chị em sẽ đầy đặn hơn, đôi khi kèm cảm giác đau tức, nhạy cảm khi bị chạm vào. Sự khó chịu này xảy ra do sự thay đổi của hormone progesteron làm cho tuyến sữa phát triển hơn. Triệu chứng sẽ dần mất đi khi nội tiết tố dần ổn định. 

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, ốm nghén là những triệu chứng điển hình của việc mang thai. Các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện sau 1-2 tuần đầu của thai kỳ. 

Thèm ăn, chán ăn

Ăn mãi nhiều mà vèo cái lại muốn ăn nữa hay nhìn món gì cũng thấy ngon nhưng không ăn được. Nhiều người khi mang thai có có hiện tượng ăn những thứ trước đây chưa từng ăn.

Chảy máu âm đạo

Bình thường chảy máu âm đào chỉ diễn ra khi đến kỳ kinh nguyệt. Vậy nhưng không hoản toàn loại trừ khả năng bạn mang thai. Bởi lẽ, trong quá trình phôi thai được đưa vào tử cung để làm tổ. Quá trình này khiến niêm mạc thành tử cung gặp chút tổn thương và gây ra chảy máu.

không có biểu hiện mang thai nhưng trễ kinh
Chảy máu âm đạo phải đến ngay cơ sở y tế

Đầy hơi chướng bụng và táo bón

Mang bầu là lúc trong cơ thể mẹ có thêm sinh mệnh mới. Dinh dưỡng các món ăn luôn cần được chú trọng. NGoài ra, hormon progesteron tiết ra nhiều ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiêu hóa khiến mẹ bầu ợ hơi, khó tiêu và táo bón là rất dễ xảy ra.

Dịch nhầy âm đạo

Việc thụ thai thành công làm cơ thể sản xuất ra nhiều hormone estrogen, nguyên nhân khiến âm đạo mẹ bầu xuất hiện nhiều dịch nhầy. Dịch nhầy âm đạo màu trắng đục giống màu sữa- là dấu hiệu không thể bỏ qua cho thấy bạn đang mang bầu.

Không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản phụ nữ. Vậy nên trong trường hợp kinh nguyệt không đều thì việc thăm khám tại các cơ sở y tế là vô cùng cần thiết. Kết quả kiểm tra sẽ giúp bạn biết chuẩn xác vấn đề sinh sản và có những lời khuyên tốt nhất!

Bình chọn

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng