Những điều mẹ cần biết trước khi mang thai lần đầu tiên

Ngày đăng: 09/03/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Khi mang thai bạn cần tìm hiểu rất nhiều, đặc biệt những điều cần biết trước khi mang thai lần đầu. Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm làm mẹ hoặc làm mẹ lần đầu cảm thấy rất lo lắng và bỡ ngỡ, tuy nhiên khi đọc hết bài viết dưới đây bạn sẽ yên tâm phần nào đấy! 

Khám sức khỏe ban đầu

Điều đầu tiên trong kế hoạch mang thai của bạn, không chỉ lần đầu và những lần tiếp theo là hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để khám và sàng lọc trước sinh. Khám sức khỏe ban đầu giúp bác sĩ nắm bắt được tình hình sức khỏe hiện tại của bạn, biết được lối sống sinh hoạt, có mắc các bệnh lây truyền hay không. Từ đó sẽ đưa ra lời khuyên và có những thay đổi tích cực để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

những điều cần biết trước khi mang thai
Những điều cần biết trước khi mang thai

Nếu hiện tại  bạn đang mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch.. hoặc đơn giản là các bệnh phụ khoa đều rất ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bạn hãy điều trị ổn định và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có con nhé. 

Dấu hiệu nhận biết có thai

Nếu bạn là người mang thai lần thứ 2, thứ 3 hay thậm chí nhiều hơn thì đã có đôi chút kinh nghiệm mang bầu, tuy nhiên mang thai lần đầu thì nhiều người vẫn còn rất bỡ ngỡ không biết là có bầu thì cơ thể thay đổi như thế nào.

Vậy đâu là dấu hiệu mang thai ở người phụ nữ?

  • Chậm kinh 1-2 tuần : là dấu hiệu đầu tiên mà bạn nhận thấy, nhưng cũng không hoàn toàn chính xác vì căng thẳng, lo lắng cũng có hiện tượng chậm kinh.

  • Ngực đau và tức : Cảm giác đau tức, đầu ti to hơn, có thể thâm đen, quầng vú sẫm màu.

  • Máu âm đạo :  Khoảng 11-12 ngày trứng được thụ thai, có thể xuất hiện một chút máu âm đạo nhưng màu sắc nhạt hơn bình thường.

  • Cảm giác mệt mỏi : Sự thay đổi của cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi cơ thể bạn.

  • Buồn nôn :  Nếu bạn cảm thấy mình buồn nôn thì đó là dấu hiệu bạn chuẩn bị được làm mẹ rồi đó. Bình thường buồn nôn xuất hiện khoảng 1 đến 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công.

Để biết chính xác bạn có mang thai hay không có thể sử dụng que thử thai là cách nhanh chóng và dễ sử dụng nhất, hoặc có thể siêu âm hoặc định lượng nồng độ HCG ở các cơ sở y tế uy tín.

Tìm hiểu về dấu hiệu có thai là 1 trong những điều cần biết trước khi mang thai mẹ để phát hiện thai sớm và có biện pháp chăm sóc thai kì tốt nhất.

Lịch khám thai

Trong thời gian mang thai, việc đi khám thai định kỳ là rất quan trọng và bạn nên tuân thủ theo. Nó giúp bác sĩ biết được tình trạng thai nhi có khỏe mạnh hay không, phát hiện kịp thời các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bạn cần đi khám ít nhất 3 lần trong cả thai kỳ. Thời gian được chia làm 3 giai đoạn, 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Lịch khám đầy đủ có thể nhiều hơn thế :

  • Lần đầu tiên ( thai khoảng 5- 8 tuần)

  • Lần thứ 2 ( thai khoảng 8 tuần )

  • Lần thứ 3 (  thai khoảng 10-13 tuần)

  • Lần thứ 4 ( thai khoảng 14-16 tuần )

  • Lần thứ 5 ( thai khoảng 16-20 tuần )

  • Lần thứ 6 ( thai khoảng 20-24 tuần )

  • Lần thứ 7 ( thai khoảng 24--27 tuần)

  • Lần thứ 8 ( thai khoảng 28-36 tuần)

những điều cần biết trước khi mang bầu
Mẹ cần nắm rõ mốc khám thai để đi khám đầy đủ

Tiêm phòng

Tiêm phòng trước sinh đầy đủ giúp phòng tránh những bệnh nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Theo khuyến cáo trước khi mang thai khoảng 3-6 tháng bạn có thể đến các cơ sở y tế để nghe tư vấn và thực hiện tiêm vacxin đầy đủ theo lịch cụ thể. Một số bệnh cần tiêm trước khi mang bầu là :

  • Bệnh viêm gan B : Bệnh do virus viêm gan B gây ra có thể lây truyền từ người mẹ sang thai nhi. Trước khi tiêm phòng bạn cần làm một xét nghiệm để biết mình bị nhiễm virus viêm gan B chưa nhé.

  • Bệnh cúm : Như bạn biết nếu bị cúm khi mang thai rất nguy hiểm cho thai nhi nếu sử dụng thuốc không đúng cách. Phụ nữ bị cúm có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu..

  • Bệnh rubella : Bạn cần tiêm phòng ít nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ nhiễm bệnh, thai có nguy cơ bị sảy hoặc bé sinh ra có thể mang dị tật.

  • Bệnh thủy đậu : Cũng là một bệnh nguy hiểm, nếu bạn mắc bệnh khi đã có thai, con sinh ra có thể bị liệt, dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra bạn nên tiêm phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh sởi hay quai bị đều được khuyến cáo  trước khi có kế hoạch mang bầu.

Dinh dưỡng cho bạn

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất là yếu tố then chốt và hàng đầu giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển là tốt nhất.

Chế độ ăn khuyến cáo dành cho bạn trước và trong thai kỳ bạn nên tham khảo

  • Trước khi mang thai 

  • Nên sử dụng thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm bổ sung thêm sắt. Dùng thêm thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.

  • Uống acid folic mỗi ngày

  • Ăn nhiều rau quả

  • Uống sữa hoặc các sản phẩm giàu canxi

  • Trong thai kỳ

  • Tiếp tục dùng các thực phẩm trước khi mang thai

  • Ăn đủ lượng thực phẩm để đặt mức tăng cân như khuyến cáo.

  • Không bỏ bữa ăn

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày ở mức độ vừa phải

  • Dùng các thực phẩm chế biến chín

bổ sung folat trước khi mang bầu
Bổ sung folat trước khi mang bầu

Ngoài ra theo khuyến cáo bạn nên bổ sung các chất dưới đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, nếu chế độ ăn của bạn không đáp ứng được.

  • Sắt : Sắt giúp vận chuyển oxy và cacbonic trong cơ thể để các tế bào trong cơ thể hoạt động. Cơ thể bạn không đủ sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi và bạn dễ bị nhiễm trùng. Thai nhi thiếu máu có thể gây suy dinh dưỡng, dễ bị sinh non và hạn chế thể lực trí tuệ sau này. Lượng sắt nên bổ sung vào khoảng 30mg mỗi ngày trước mang thai khoảng 3 tháng, và tăng cường từ tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

  • Acid folic : rất cần thiết khi mang thai, nếu acid folic thiếu có thể  tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và tật vô não một phần hoặc toàn bộ. Theo khuyến cáo nên bổ sung 400mcg acid folic trước khi mang thai 1 tháng.

  • Canxi : Canxi giúp cho răng và hệ xương khỏe mạnh. Khi bạn mang thai cần tránh các hiện tượng tê tay chân, mất ngủ, đau lưng và loãng xương về sau của bạn khi mang thai.

Các loại vitamin và khoáng chất khác cũng được khuyên bổ sung trước và trong khi mang thai.

Một số lưu ý dành cho bạn

Để chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt đầu làm mẹ hãy tham khảo và nên thực hiện một vài lời khuyên dưới đây 

  • Tránh căng thẳng, lo âu : Hãy cố gắng thư giãn và giảm căng thẳng hết mức có thể. Nghỉ ngơi và thư giãn nhiều giúp bạn dễ dàng mang thai hơn

  • Tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá và chất kích thích

  • Tránh thức khuya và nên ngủ đủ giấc

  • Tránh các hóa chất độc hại

  • Không ăn các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn chưa chế biến chín.

  • Nếu không mắc các bệnh ảnh hưởng đến vận động thì bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày. 

Hãy nhớ rằng chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình làm mẹ bắt đầu giúp bạn được thoải mái và yên tâm khi mang thai. Hi vọng những lời khuyên đưa ra cho bạn bên trên sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng