Folate và axit folic là 2 dạng khác nhau của vitamin B9. Chúng được sử dụng thay thế cho nhau nhiều đến mức nhiều người có thể không phân biệt được sự khác nhau của 2 dạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng sai dạng có thể gây ra một số nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Phân biệt axit folic và Folate
Folate là dạng vitamin B9 phổ biến có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm rau xanh, đậu, trứng, trái cây họ cam, bơ và gan bò.
Còn axit folic là phiên bản tổng hợp của vitamin B9. Axit folic có cấu trúc phân tử gần giống với folate. Do sự tương đồng giữa chúng, axit folic và folate được coi là giống nhau.
Vai trò của vitamin B9 đối với cơ thể
Vitamin B9 bao gồm cả folate và axit folic và rất quan trọng đối với một số chức năng trong cơ thể.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Anh (BDA), axit folic có các chức năng quan trọng sau:
- Tạo ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ
- Tổng hợp và sửa chữa DNA và RNA
- Hỗ trợ sự phân chia và phát triển nhanh chóng của tế bào
- Tăng cường sức khỏe não bộ
- Liên quan tới sự mất thính lực theo tuổi tác
Đặc biệt, bổ sung đầy đủ axit folic trước và ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi, chẳng hạn tật nứt cột sống, thai vô sọ,…
Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên bổ sung axit folic từ 3-6 tháng trước khi thụ thai để giảm nguy cơ hình thành những dị tật này.
Ngoài thiếu máu và gây ra dị tật bẩm sinh, thiếu axit folic có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như:
- Bệnh tim và mạch máu và đột quỵ. Axit folic cùng với vitamin B6 và vitamin B12 giúp kiểm soát nồng độ homocysteine trong máu. Nồng độ homocysteine tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu và tim mạch.
- Ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ folate có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau.
- Trầm cảm: Nhiều bằng chứng đã cho thấy axit folic có thể hữu ích trong điều trị trầm cảm.
- Sa sút trí tuệ: Axit folic hỗ trợ ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Folate và axit folic chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?
Cả folate tổng hợp và folate có nguồn gốc thực phẩm sau khi được hấp thu đều phải được chuyển đổi thông qua con đường enzyme tự nhiên trong cơ thể để trở thành dạng sinh học cuối cùng được gọi là L-methyl acetate (còn được gọi là 5-MTHF). Dạng viatmin B9 hoạt động này có thể xâm nhập vào các tế bào và vượt qua hàng rào máu não để giúp nuôi dưỡng các mô và tế bào não của chúng ta. Chuyển đổi thành công từ axit folic hoặc folate thành 5- MTHF phụ thuộc vào enzyme chuyển đổi được gọi là MTHFR.
Thật không may, các biến thể gen của enzyme này là khá phổ biến, có khoảng 25-60 % dân số mắc phải dạng đột biến này. Khi enzyme chuyển đổi này không hoạt động tối ưu do đột biến gen, việc chuyển hóa axit folic và folate thành dạng hoạt động bị ức chế, cơ thể sẽ không những phải gánh chịu những hậu quả do thiếu 5-MTHF gây ra mà còn có thể bị các bệnh do thừa axit folic tự do trong cơ thể.
Folate, axit folic không chuyển hóa hết có nguy hiểm không?
Không chỉ thiếu axit folic mới gây nguy hiểm mà việc bổ sung thừa dạng axit folic không hoạt động cũng gây ra một số nguy cơ sau:
-Ung thư: Việc bổ sung thừa axit folic có thể làm thúc đẩy ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
-Bệnh tắc động mạch vành: một thử nghiệm đã cho thấy nồng độ axit folic trong máu quá cao sẽ làm tăng khả năng bị tắc động mạch vành.
-Che dấu sự thiếu hụt vitamin B12: axit folic bị bổ sung quá dư thừa hoặc do không chuyển hóa được sẽ làm mất các biểu hiện thiếu hụt vitamin B12. Việc vitamin B12 không được bổ sung đầy đủ sẽ gây ra bệnh thiếu máu ác tính, sa sút trí tuệ và làm giảm chức năng hệ thần kinh.
Quatrefolic là gì?
Quatrefolic là muối glucosamine của (6S) -5-methyltetrahydrofolate. Khác với axit folic nhân tạo và folate trong thực phẩm, Quatrefolic có cấu trúc tương tự dạng hoạt động của vitamin B9, khi vào cơ thể không cần chuyển hóa qua 4 bước phức tạp mà có thể ngay lập tức có tác dụng.
Ưu điểm vượt trội của quatrefolic
Như vậy, Quatrefolic có gì nổi trội so với những dạng vitamin B9 còn lại?
- Quatrefolic được hấp thu trực tiếp mà không cần qua chuyển hóa nên việc bổ sung nó không phụ thuộc vào gen 5-MTHF. Chính vì thế, đây chính là một giải pháp tối ưu đối với người bị đột biến gen MTHFR
- Nhanh chóng có tác dụng khi hấp thu vào cơ thể mà không gây dư thừa axit folic trong máu. Quatrefolic không chỉ cần thiết cho người bị rối loạn đa hình gen MTHFR mà còn được khuyên dùng với cả những người bình thường.
Quatrefolic được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Gnosis (Italy) đã được đăng ký bằng sáng chế tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, công nghệ quatrefolic đã được chuyển nhượng cho công ty CP Dược Phẩm Bảo Minh, được áp dụng trong sản phẩm Folimom.
Sản phẩm Folimom cung cấp quatrefolic và sắt hữu cơ IPC , hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.
Tổng đài tư vấn sức khỏe thai kỳ miễn cước: 1800.0016
Tham khảo về sản phầm: https://folimom.vn/san-pham-folimom