Những việc cần làm trước khi mang thai mẹ cần chú ý

Ngày đăng: 08/01/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Những việc cần làm trước khi mang thai mẹ cần lưu ý để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh là gì? Hãy cũng Folimom theo dõi dưới đây mẹ nhé

Những việc cần làm trước khi mang thai

Để chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ, có rất nhiều những việc cần làm trước khi mang thai để đảm bảo cho bé con của bạn sau này thật thông minh và khỏe mạnh. 

Kiểm tra sức khỏe khi mang thai

Mẹ nên lên lịch cuộc hẹn với một bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai (preconception). Bác sĩ sẽ xem xét lại tiền sử bệnh tật cá nhân, tiền sử bệnh tật gia đình, bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào mà mẹ đang sử dụng... Mẹ cũng có thể cần ngừng sử dụng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến thai nghén của mẹ.

 

Những việc cần làm trước khi mang thai mẹ cần chú ý
Những việc cần làm trước khi mang thai mẹ cần chú ý 

Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn kiêng trước thai kì, chế độ luyện tập, giảm cân, tiêm phòng hay bất cứ thói quen không tốt nào (hút thuốc, rượu, ma túy). Bác sĩ có thể khuyên bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu mẹ mắc các bệnh như tiểu đường, hen suyễn, hay cao huyết áp… Tất cả các thuốc này cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi mẹ mang thai. Hay Bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục , kiểm tra tế bào cổ tử cung bằng cách lên lịch trình khám khung chậu và làm xét nghiệm pap smear.

Mẹ cũng cần phải tiến hành tiêm một số mũi tiêm phòng trước khi mang thai. Vì vậy, hãy đến cơ sở ý tế để được tư vấn củ thể mẹ nhé

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người mẹ khi mang thai cần một nguồn dinh dưỡng rất lớn nên cần phải bổ sung thường xuyên. Dinh dưỡng cung cấp thường để sử dụng cho sự phát triển, thay thế các tế bào già bị bào mòn, cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Phần lớn các chất dinh dưỡng đều có mặt trong các loại thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày. Do đó việc ăn uống một cách hợp lý, đầy đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

 

Mẹ cần một chế độ ăn uống lành mạnh khi có ý định mang thai
Mẹ cần một chế độ ăn uống lành mạnh khi có ý định mang thai 

Để có một chế độ dinh dưỡng hiệu quả, mẹ cần có kiến thức về các loại thực phẩm hàng ngày.

Bổ sung sắt và axit folic

Mặc dù việc cung cấp dinh dưỡng từ các thực phẩm hàng ngày rất nhiều nhưng việc bổ sung vitamin là rất cần thiết. Bác sĩ khuyên phụ nữ nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin trước và trong thai kì để đảm bảo mẹ và bé có sức khỏe tốt.

Trước khi mang thai, 2 vi chất mẹ cần thiết phải bổ sung nhất là axit folic và sắt.

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh từ những ngày đầu tiên trẻ mới hình thành, ngay cả khi mẹ chưa biết mình mang thai. Thiếu axit folic làm tăng 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, em bé sinh ra có thể bị nứt đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch, thai vô sọ,… Bác sỹ có thể sẽ đưa ra yêu cầu đình chỉ thai khi phát hiện thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Chỉ một số trường hợp trong số này có khả năng sống sót sau khi được tiến hành xử lý, một số khác em bé có thể bị chết sau khi sinh 1-2 tiếng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ trước khi mang thai nên bổ sung khoảng 400mcg axit folic mỗi  ngày. Hàm lượng này sẽ tăng lên theo từng giai đoạn của thai kỳ.

 

Bổ sung sắt và axit folic trước khi mang thai là vô cùng cần thiết
Bổ sung sắt và axit folic trước khi mang thai là vô cùng cần thiết 

Sắt là nguyên tố giúp tạo máu cho cơ thể. Hằng tháng, mẹ sẽ mất một lượng máu lớn qua các chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ trưởng thành thường rất thấp. Trong khi đó, khi mang thai, lượng máu mà mẹ cần gấp đôi so với bình thường. Chính vì thế, bắt đầu từ lúc có ý định mang thai, mẹ cần bổ sung ngay 30mg/ sắt một ngày. Hàm lượng này cũng sẽ tăng lên theo các giai đoạn của thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung một số vi chất khác để chuẩn bị cho thai kỳ như canxi, các loại vitamin, DHA/EPA,… Tuy nhiên, trước khi mang thai, nhu cầu về các chất này chưa quá lớn, mẹ có thể bổ sung qua chế độ ăn uống đầy đủ chất hàng ngày.  

Chú ý trong việc sử dụng thuốc trong thai kì

Việc sử dụng thuốc trong thai kì có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi bao gồm cả thuốc vitamin, thuốc không kê đơn và thảo dược. Vì vậy, mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào khi có ý định mang thai. Với các loại vi chất, hãy nhớ bổ sung đúng liều lượng khuyến cáo, việc bổ sung không đủ hay quá liều đều có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé sau này.

Lần mang thai trước có ảnh hưởng đến lần sau như thế nà

Một số các vấn đề xảy ra ở lần mang thai trước có thể ảnh hưởng đến lần mang thai sau. Chúng bao gồm có cao huyết áp, đái tháo đường, đẻ non, tiền sản giật. Tuy nhiên nếu chuẩn bị tốt cho giai đoạn trước khi mang thai có thể loại bỏ được nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn.

Dấu hiệu nhận biết có thai

Dù là mang thai lần đầu hay lần sau nhiều khi các mẹ cũng không phát hiện được thai sớm. Để phát hiện sớm việc mang bầu các mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau :

  • Chậm kinh: nếu bạn bị chậm kinh trên 10 ngày hãy chú ý có thể bạn đã có thai.
  • Thân nhiệt tăng: khi có thai nhiệt độ của cơ thể tăng lên so với bình thường do quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ hơn để cung cấp năng lượng
  • Hay bị đau đầu: Trong thời kì đầu của thai kì nhu cầu về oxy tăng lên mạnh. Khi đó cơ thể chưa kịp đáp ứng sản sinh hồng cầu hoặc do mẹ bị thiếu sắt hay các nguyên liệu tạo máu khác, đau đầu có thể xảy ra sớm.
  • Chuột rút chân tay: giống như thiếu sắt, nếu thai kì của mẹ thiếu canxi sẽ là nguyên nhân gây ra chuột rút sớm.
Các dấu hiệu cho biết bạn đã có thai
Các dấu hiệu cho biết bạn đã có thai
  • Cảm thấy bị khó thở hay hụt hơi: mẹ dễ bị cảm thấy khó thở hơn khi vận động, luôn cảm thấy bị hụt hơi.
  • Nhạy cảm hơn với các loại mùi: dễ dàng ngửi thấy các mùi mặc dù người khác chưa ngửi thấy. Thậm chí có thể còn có phản ứng buồn nôn.
  • Dễ bị mệt mỏi
  • Có dấu hiệu tăng cân
  • Tích cách thay đổi
  • Thèm ăn nhiều hơn
  • Que thử thai xuất hiện 2 vạch: Mua que thử thai sau đó mẹ có thể tự kiểm tra một cách tương đối xem mình đã mang thai chưa.

Trên đây là một vài chia sẻ về những việc cần làm trước khi mang thai. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng muốn có con.

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng