Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt thế nào?

Ngày đăng: 13/01/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Dấu hiệu mang thai khác với chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp câu trả lời cho mẹ.

Triệu chứng giống nhau giữa dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Mang thai hay đến chu kỳ kinh đều khiến một số nồng độ hormone nội tiết của chị em thay đổi. Điều này gây ra những bất thường nho nhỏ ngay trong sinh hoạt hằng ngày mà đến chính chị em cũng không để ý.

 

Dấu hiệu mang thai khác với chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Dấu hiệu mang thai khác với chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Một số triệu chứng xảy ra có phần giống nhau có thể khiến chị em hiểu nhầm như là: tâm trạng thay đổi thất thường, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu.

Ngoài ra, hiện tượng đau lưng cũng có xảy ra ở cả khi sắp mang thai và đến kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi thất thường hệ nội tiết cũng khiến cho hệ tiêu hóa, bài tiết chị em khó chịu gây ra một số triệu chứng như táo bón, tiểu nhiều lần.

Ngoài ra tức ngực cũng là một biểu hiện khó có thể phân biệt rõ ràng khi mang thai hay đến chu kỳ của chị em. Dẫu vậy, nếu để ý kỹ, chị em vẫn có thể phân biệt được một vài điểm khác nhau nho nhỏ.

Dấu hiệu có kinh và có thai khác nhau như thế nào?

Dù có nhiều điểm giống nhau nhưng chị em phụ nữ sẽ dễ nhận biết được một số điểm khác nhau giữa dấu hiệu mang thai khác với chu kỳ kinh nguyệt sau:

Chảy máu âm đạo

Mang thai: 

Đây được coi như một dấu hiệu mang thai khi chưa đến kỳ kinh mọi người cần để ý. Trong thời gian trứng được thụ tinh vào làm tổ ở tử cung sẽ làm tổn thương phần niêm mạc cổ tử cung để gắn phôi thai vào. Những vệt máu màu hồng hoặc nâu đậm có thể được tìm thấy ở đáy quần lót trong thời gian này. Lượng máu này rất ít, không liên tục và tự hết sau 2-3 ngày. Thông thường, thời điểm này diễn ra khi bạn đã thụ thai khoảng 10-14 ngày.

 

Lượng máu kinh nguyệt và máu báo thai khác nhau
Lượng máu kinh nguyệt và máu báo thai khác nhau 

Tiền kinh nguyệt: 

Ở giai đoạn tiền kinh nguyệt chị em chưa gặp phải hiện tượng chảy máu. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bạn đã bước vào ngày kinh nguyệt. Tùy cơ địa từng người lượng máu này sẽ ra liên tục từ 3-7 ngày. Kiểm tra quần lót sẽ thấy có màu đỏ thẫm có thể kèm theo dịch nhầy.

Mệt mỏi vào thời kỳ nguyệt san khác dấu hiệu mang thai

Mang thai: Mệt mỏi kéo dài được cho là một dấu hiệu sớm của thai kỳ. Mang thai kéo theo sự tăng vọt của hormone progesteron làm bạn mệt mỏi, buồn ngủ. Mệt mỏi kéo dài kèm thêm chậm kinh có nghĩa là bạn đã mang thai. 

Tiền kinh nguyệt: Sự thay đổi hormone khi bắt đầu bước vào kỳ kinh nguyệt sẽ khiến chị em mệt mỏi. Tuy nhiên triệu chứng này thường không kéo dài và thường biến mất khi kỳ kinh kết thúc.

Thèm ăn hoặc cảm thấy khó chịu với thực phẩm

Mang thai: Giai đoạn đầu mang thai chị em có thể thêm ăn và ăn nhiều hơn bình thường. Nhưng sau đó, nhiều chị em bắt đầu nhạy cảm với mùi thức ăn, chán ăn. Điều này dẫn đến việc bỏ ăn bỏ bữa. Bên cạnh đó, có một số người lại thêm những món mà trước đây mình không bao giờ ăn, hay những thứ vốn không thể ăn được như đất, vôi…

Trước khi có kinh có thể thèm ăn nhưng biểu hiện và mức độ nhẹ hơn mang thai
Trước khi có kinh có thể thèm ăn nhưng biểu hiện và mức độ nhẹ hơn mang thai

Kỳ kinh nguyệt: Mỗi lần đến đến kỳ kinh nguyệt khẩu vị chị em lại thay đổi. Đôi khi thèm ăn ngọt, đồ uống có ga, đôi khi lại là đồ mặn, dầu mỡ,…. Tuy nhiên, mức độ và biểu hiện lại không bằng mang thai

Buồn nôn và nôn

Mang thai: Nôn và buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã có thai. Đây là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã bước vào thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp triệu chứng này. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa mà mức độ ốm nghén của mỗi người khác nhau. Có người chỉ nôn khi thấy mùi lạ, nhưng có người lại nôn ói bất kể ngày đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ.

Kinh nguyệt: Buồn nôn không phải triệu chứng thường thấy mỗi kỳ kinh nguyệt. Trong chu kỳ, nếu buồn nôn hay nôn thì thường là do ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa không khỏe mạnh trong ngày hành kinh.

Dấu hiệu có kinh đau bụng và khi mang thai

Mang thai: Giai đoạn đầu của thai kỳ, khi phôi thai làm tổ trong tử cung có thể gây tổn thương niêm mạc tử cung nơi mà nó cấy vào. Việc này có thể làm chị em kích thích và đau bụng dưới nhẹ. Tuy vậy triệu chứng này chỉ thoáng qua và không gây quá nhiều khó chịu.

Đau bụng khi mới mang thai chỉ thoáng qua và không gây quá nhiều khó chịu
Đau bụng khi mới mang thai chỉ thoáng qua và không gây quá nhiều khó chịu 

Kinh nguyệt: Trước kỳ kinh nguyệt từ một đến 3 ngày và trong suốt kỳ kinh chị em có thể gặp các cơn đau bụng âm ỉ, cảm giác quặn thắt vùng bụng dưới lan ra sau lưng. Triệu chứng rầm rộ hơn vào ngày đầu tiên của thai kỳ và giảm dần vào các ngày sau đó và tự hết khi chấm dứt kỳ kinh. Triệu chứng này xảy ra do sự co bóp của tử cung để đẩy máu ra ngoài. Sự co bóp và ma sát của thành tử cung gây ra cơn đau khó chịu cho chị em. Nhiều người không chịu được đã phải cần đến thuốc giảm đau. Triệu chứng này còn kèm theo gây rối loạn hệ tiêu hóa: ăn không tiêu, chán ăn, tiêu chảy….

Đau ngực khi đến kỳ kinh khác với biểu hiện mang thai

Mang thai:  Ngực hơi sưng, hơi căng tức, nhạy cảm hơn khi chạm vào là dấu hiệu xuất hiện khi bạn đang mang thai. Sự tăng lên của hormon PCG khiến vòng 1 của chị em căng lên, các tuyến sữa cũng bắt đầu phát triển. Hiện tượng này kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. 

Kinh nguyệt: Khi sắp bước vào kỳ kinh, sự thay đổi hormone khiến cơ thể chị em có những thay đổi nhất định. Nổi bật nhất chính là sự căng tức khó chịu ở ngực. Thông thường triệu chứng này diễn ra từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và kéo dài đến khi hết kinh nguyệt. Biểu hiện này tăng nên khó chịu hơn ở các chị em đang cho bé bú.

Một số dấu hiệu đặc trưng chỉ có khi mang thai

 

Một số dấu hiệu chỉ mang thai mới có
Một số dấu hiệu chỉ mang thai mới có

- Dịch tiết âm đạo: Sự gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể khiến dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều và đặc hơn bình thường. Đây là một điều khác biệt rất dễ nhận biết so với chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

- Quầng vú và núm vú đậm màu: Bắt đầu từ tuần thứ 2 của thai kỳ thì núm vú và quầng vú của mẹ bắt đầu đậm màu hơn: Dấu hiệu này có thể kéo dài suốt trong quá trình mang thai. Đặc biệt, dấu hiệu này sẽ không xảy ra nếu bạn gặp chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Ngày nay, kinh nguyệt không đều ở các chị em xảy ra khá phổ biến. Bởi nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng và ai cũng có thể mắc. Ngoài việc kinh nguyệt không đều do mắc phải các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản thì các yếu tố bên ngoài cũng có thể khiến kinh nguyệt chị em không đều.

Chẳng hạn như căng thẳng stress, thêm nhiều, ăn uống không điều độ hay việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai chính là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chị em. Khi bị kinh nguyệt không đều bạn sẽ không biết chính xác được khi nào mình bắt đầu thời gian rụng trứng. Vậy nên việc xác định có mang thai hay không qua việc trễ kinh là không thể sử dụng được.

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều 

Ngoài ra, khi kinh nguyệt thất thường có thể kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu cho chị em khi bước vào những ngày hành kinh. Đau bụng, tức ngực, đau đầu là những triệu chứng hàng đầu mà chị em gặp phải trong những ngày này. Các triệu chứng này rất có thể sẽ bị nhầm lẫn với triệu chứng giả khi bắt đầu thụ thai. Vậy nhưng, cũng không phải quá khó để phân biệt. 

Bởi lẽ, nếu đau bụng hay tức ngực do tiến và chu kỳ kinh nguyệt thì mức độ biểu hiện của các triệu chứng thường rầm rộ và liên tục nhưng không kéo dài lâu. Khi chu kỳ hết, các triệu chứng cũng sẽ hết theo. Dù vậy, nếu muốn căn cứ vào các triệu chứng này để xác định có thai hay không thì mức độ chính xác không cao.

Lúc này, việc sử dụng que thử thai hay thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế sẽ giúp bạn có kết quả chính xác nhất xem mình có đang gặp phải các dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều hay không nhé!

Qua đây, chắc rằng các bạn cũng đã biết được những dấu hiệu mang thai khác với khi gặp chu kỳ kinh nguyệt như thế nào. Hy vọng qua đây bạn có thể nhận biết được dấu hiệu mang thai của mình ngay từ sớm để có một chế độ dinh dưỡng thai kỳ khỏe mạnh ngay từ những buổi đầu nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng