Sẩy thai sớm và những điều cần lưu ý

Ngày đăng: 10/12/2019
Mục lục [ Ẩn ]

Sẩy thai sớm nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu của nó là gì? Làm gì khi bị sảy thai sớm? Sau khi sảy thai bao nhiêu lâu mẹ có thể có bầu lại?

Sẩy thai sớm là gì?

Sảy thai sớm được định nghĩa là sự sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu. Đa số các trường hợp sẽ xảy ra trước 10 tuần. Một số ca sảy thai xảy ra rất sớm, ngay trước khi người phụ nữ biết mình mang thai.

Sảy thai sớm là gì?
Sảy thai sớm là gì?

Sẩy thai là một tình trạng khá phổ biến. Có đến 10-15% các ca sẩy thai trên tổng số thai kỳ (theo số liệu của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ ) và đến 80% các ca là trước khi thai nhi phát triển được 10 tuần. Có 1-4% các phụ nữ mang thai sẩy thai 2 lần liên tiếp. Tuy nhiên, rất hiếm các các mẹ bị sẩy thai đến lần thứ 3.

Các triệu chứng của sảy thai sớm

Hãy chú ý khi bạn có các triệu chứng sau:

  • Chảy máu – Đây có thể là một dấu hiệu của sảy thai. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng khá phổ biến trong thai kỳ. Vậy nên, nếu gặp tình trạng này, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm cách xử lý. (chảy máu thai kỳ là tình trạng rất phổ biến nên không có nghĩ là bạn chắc chắn bị sảy thai)
  • Chất nhày màu nâu: Nó có thể có dạng như bã café, dịch tiết này thực tế là máu cũ đã ở trong tử cung một thời gian và chảy ra từ từ.
  • Xuất hiện các đốm đỏ, chất nhày màu hồng, chảy máu tươi hoặc cục máu đông
  • Cảm thấy đau bụng hoặc chuột rút
  • Các triệu chứng khi mang thai như căng tức ngực, buồn nôn bắt đầu biến mất.
  • Chóng mặt, đau đầu nhẹ, cảm thấy mệt mỏi.

Các hiện tượng trên chưa chắc đã có nghĩa là mẹ bị sẩy thai. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đi gặp bác sỹ ngay. Một vài kiểm tra sẽ được thực hiện để chắc chắn tình trạng mẹ đang gặp phải. Kể cả khi bạn cảm thấy thai kỳ của mình rất khỏe mạnh thì bạn cũng nên đi khám. Với tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn có thể bị đe dọa đến tính mạng nếu không được chuẩn đoán sớm.

Các dạng sảy thai sớm

Các dạng sảy thai sớm
Các dạng sảy thai sớm 

Có nhiều dạng sẩy thai khác nhau, bao gồm:

  • Dọa sảy thai: Đốm đỏ hoặc chảy máu trong 3 tháng chưa chắc đã là sảy thai. Khoảng 1/3 số phụ nữ mang thai bị chảy máu 3 tháng đầu, tuy nhiên chỉ một nửa trong số đó bị sảy thai.
  • Sẩy thai hoàn toàn: toàn bộ thai kỳ đã đi ra khỏi tử cung, hầu hết các trường hợp xuất hiện tình trạng chạy máu và chuột rút. Sẩy thai hoàn toàn không cần điều trị và theo dõi thêm
  • Sảy thai không hoàn toàn: Một phần thai nhi vẫn còn ở trong tử cung. Một số phụ nữ nếu chảy máu âm đạo mạnh cần được cấp cứu. Nếu không, bạn có thể chờ một thời gian hoặc sử dụng thuốc để đẩy phần còn lại qua âm đạo.
  • Phá thai: sau khi tiến hành bỏ thai, đôi khi sẽ có một số đốm màu nâu sẫm hoặc xảy ra chảy máu, nhưng không có chảy máu nặng
  • Sẩy thai tự hoại: Một số trường hợp sảy thai xảy ra do nhiễm trùng trong tử cung. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong. Khi bị sảy thai, bệnh nhân thường bị sốt, đau bụng và chảy máu có mùi hôi. Việc uống kháng sinh và hút dịch tử cung cần tiến hành càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Sảy thai tự nhiên.

Nguyên nhân sảy thai sớm

Hầu hết các trường hợp xảy thai xảy ra với lý do mà bạn không thể kiểm soát được. Trên thực tế, nguyên nhân rất khó để xác định chính xác. Tuy nhiên, tìm hiểu một vài nguyên nhân sẽ khiến bạn chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai tiếp theo.

Dưới đây là tổng quan về bốn nguyên nhân phổ biến nhất gây sảy thai.

Sự bất thường về nhiễm sắc thể

Các nguyên nhân gây sảy thai sớm
Các nguyên nhân gây sảy thai sớm

Hơn một nửa số ca sảy thai trước tuần thứ 13 của thai kỳ là do vấn đề về nhiễm sắc thể của em bé. Nhiễm sắc thể chứa các gen xác định các đặc điểm di truyền của bé, như tóc hay màu mắt. Một em bé không thể phát triển bình thường với số lượng nhiễm sắc thể sai hoặc với các nhiễm sắc thể bất thường.

Dưới đây là một số điều khác cần lưu ý về nhiễm sắc thể bất thường:

  • Không có cách nào để ngăn chặn các vấn đề về nhiễm sắc thể xảy ra.
  • Khi bạn già đi, đặc biệt là sau 35 tuổi, nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể nói riêng và sảy thai nói chung sẽ tăng lên.

Sảy thai do các vấn đề về nhiễm sắc thể thường không xảy trong những lần mang thai sau đó.

Điều kiện y tế

Điều kiện y tế ở nơi bạn sống không tốt cũng có thể là một nguyên nhân gây ra sẩy thai. Các bệnh như nhiễm trùng, cảm cúm,… có thể là bình thường nếu bạn được chữa trị kịp thời nhưng cũng có thể là đòn chí mạng nếu mẹ không được chăm sóc chu đáo.

Lối sống

  • Thói quen của bạn khi làm mẹ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Dưới đây là một số thói quen nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển:Hút thuốc: Không chỉ mẹ hút thuốc nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi mà  một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai tăng lên ngay cả khi chỉ có người cha hút thuốc. Vậy nên, một lời khuyên cho mẹ là hãy tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
  • Uống nhiều đồ uống có cồn, cafein hay sử dụng chất kích thích: Sử dụng những chất này thường xuyên trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Nếu thai nhi không bị sảy thai hay chết lưu thì cũng sẽ dễ gây dị tật, ảnh hưởng tới thần kinh và sức khỏe sau này của con. Vậy nên, mẹ cần bỏ ngay thói quen này nếu có.
Sử dụng các chất kích thích cũng có thể gây sảy thai sớm
Sử dụng các chất kích thích cũng có thể gây sảy thai sớm
  • Quan hệ trong 3 tháng đầu khi có thai. Đây là thời điểm nhạy cảm, con đang dần hình thành và mong manh nhất. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế quan hệ và tìm tư thế an toàn nhất có thể trong giai đoạn này.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp con bạn tăng sức đề kháng và phát triển đầy đủ. Một số nguy cơ sảy thai do thiếu chất dinh dưỡng:

  • Thiếu acid folic trước khi mang thai: Ống thần kinh bé đã hình thành và đóng lại rất sớm ngay từ khi mẹ còn chưa biết mình mang thai. Acid folic đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình này. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ acid folic trước khi mang thai, ống thân kinh của con sẽ không được đóng lại hoàn toàn và gây ra các dị tật bẩm sinh, thậm chí có thể gây sẩy thai.
  • Thiếu sắt trong thai kỳ: Sắt để hình thành máu, thiếu sắt sẽ gây thiếu máu. Khi mẹ mang thai, lượng máu cần thiết sẽ tăng lên gấp đôi để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu máu, oxy và chất dinh dưỡng không được vận chuyển đầy đủ qua nhau thai, thai nhi có thể hỏng bất cứ lúc nào.
  • Các chất dinh dưỡng khác: Các chất dinh dưỡng khác cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé, làm giảm nguy cơ về dị tật bẩm sinh, từ đó làm giảm khả năng hỏng thai.
  • Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng lớn cho thai nhi. Hãy gặp bác sỹ để thảo luận về các loại thuốc bạn đang dùng khi bắt đầu muốn mang thai.

Nguy cơ từ môi trường

Ngoài hút thuốc thụ động, một số chất trong môi trường tại nơi ở hay nơi làm việc của bạn cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị sảy thai. Một số trường hợp như sau

Môi trường xung quanh cũng có thể khiến mẹ sảy thai
Môi trường xung quanh cũng có thể khiến mẹ sảy thai 

Thủy ngân giải phóng từ nhiệt kế bị hỏng hoặc bóng đèn huỳnh quang

Các dung môi như chất pha loãng sơn, chất tẩy nhờn, chất tẩy vết bẩn và vecni

Thuốc trừ sâu để diệt côn trùng hoặc động vật gặm nhấm

Asen được tìm thấy gần các bãi thải hoặc trong một số nước giếng

Trước đây, bạn có thể không để ý tới những điều này hay nghĩ nó không quá quan trọng. Vậy nên, ngay từ giờ hãy cẩn thận với môi trường xung quanh nhé

Làm gì sau khi sẩy thai

Sau sảy thai là một thời điểm hết sức nhạy cảm và mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Sau khi sảy thai, mẹ có thể cảm thấy tuyệt vọng, mất phương hướng, lo lắng và tội lỗi. Tuy nhiên, sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân, mọi thứ không hoàn toàn là lỗi do bạn, đừng tiếp tục tự trách mình mà hãy cho bản thân cơ hội để chữa lành. Hãy nghỉ một chút đặc biệt là trong 24h đầu
  • Kiểm tra nhiệt độ vào mỗi buổi tối trong 5 ngày liên tiếp
  • Sử dụng băng vệ sinh trong 24h đầu, thay đổi chúng ít nhất 8 giở một lần
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi cầm máu (cần sử dụng biện pháp tránh thai sau ít nhất một tháng sau khi sẩy thai dù bạn đang có ý định có thai ngay)
  • Đừng tắm hay uống nước lạnh sau khi sảy thai. Lúc này cơ thể chị em đang rất yếu nên sẽ dễ dàng bị nhiễm lạnh nếu không cẩn thận. 

Chú ý: Đến gặp bác sỹ ngay khi co các biểu hiện sau:

  • Thân nhiệt trên 100oF (37,6oC).
  • Chảy máu nhiều (nhiều hơn ngày chảy nhiều máu nhất trong các chu kỳ kinh nguyệt bình thường).
  • Chuột rút sau 23 ngày đầu tiên
  • Có bất kỳ một cơn đau nào đó

Sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung

Sau khi thụ tinh, trứng cần khoảng 9 ngày để làm tổ, bám vào thành tử cung, thậm chí có những trường hợp có thể cần đến 12-14 ngày. Trong thời gian này mẹ có thể bị sảy thai sớm và hiện tượng chảy máu có thể nhầm lẫn thành kỳ kinh nguyệt muộn.

Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung

Sẩy thai sớm có thể do bất thường về vòi trứng, nhiễm sắc thể hoặc do mẹ bị mắc một số bệnh phụ khoa. Đa số các trường hợp sảy thai sớm không quá nguy hiểm, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên,với trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng làm tổ ngoài tử cung, thai nhi lớn dần lên và khi không còn đủ chỗ để phát triển nữa, nó sẽ vỡ ra, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Chính vì thế, ngay khi có dấu hiệu chảy máu bất thường, mẹ cần đi khám bác sỹ ngay lập tức để có các xử lý phù hợp với tình trạng của mình

Sảy thai sớm ra máu trong bao lâu

Sau khi sảy thai, chị em sẽ bị chảy máu trong vòng 1-2 tuần. Trong thời gian này nếu lượng máu chảy quá nhiều hoặc sau 2 tuần mà máu chưa ngừng chảy thì bạn cũng cần đến gặp bác sỹ ngay vì có thể đã bạn đã bị băng huyết, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Sẩy thai bao lâu có kinh lại

Cơ thể mẹ sẽ rất yếu sau khi sảy thai. Với trường hợp sảy thai sớm, mẹ cần khoảng 4 tuần để cơ thể phục hồi lại trạng thái ban đầu và có kinh lại. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sảy thai có thể sẽ ra nhiều máu và dài hơn bình thường ( khoảng 4-7 ngày). Trong thời gian này chị mẹ nhớ nghỉ ngơi đầy đủ và có một chế độ ăn uống phù hợp.

Sảy thai sớm bao lâu có thai lại được

Tùy vào thế trạng từng người mà thời gian hồi phục của cơ thể sẽ khác nhau. Nhìn chung, bạn có thể lên kế hoạch mang thai lần tiếp theo ít nhất 1 tháng sau khi sẩy thai. Hãy nhớ phải để tinh thần thật thoái mái trước khi tiếp tục mang thai.

Lời khuyên cho lần mang thai tiếp theo

  • Tất nhiên, việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, không nặng nề về lần sảy thai trước để chào đón một thiên thần mới chuẩn bị xuất hiện.
Chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo
Chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo
  • Hãy đến gặp bác sỹ để chắc chắn rằng tình trạng sức khỏe của bạn đủ tốt cho lần mang thai tiếp theo.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thức ăn đồng thời uống thêm 400600mg acid folic cùng vitamin tổng hợp mỗi ngày để tăng tỷ lệ thụ thai và chuẩn bị đầy đủ chất dinh dưỡng cho con khi bắt đầu hình thành.
  • Uống đầy đủ nước mối ngày
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sức dẻo dai của cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh tật trong thai kỳ sau đó.

Sảy thai sớm là một trải nghiệm nặng nề và đau lòng với mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy, việc truy tìm nguyên nhân để chuẩn bị tốt cho lần mang thai tiếp theo  là rất quan trọng. Chúc mẹ sẽ có lần mang thai tiếp theo an toàn và khỏe mạnh.

 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Tạo sao nên dùng Avisure Folimom?

Folimom

1.Thành phần cho 1 viên Folimom:                

Quatrefolic® 926mcg

(5-Methyltetrahydrofolic acid 500mcg)

Sắt III polymaltose 50mg

2. Công dụng của Avisure Folimom:

Bổ sung sắt và folate cần thiết cho quá trình tạo máu.

Hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu hụt sắt và folate ở phụ nữ dự định mang thai và phụ nữ đang mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ dự định có thai và phụ nữ đang mang thai; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Cách dùng Folimom:
Uống 1 viên/ngày, sau bữa ăn.
Phụ nữ dự định mang thai nên uống bổ sung Folimom sớm nhất khi có thể (khoảng 3 tháng trước khi mang thai).    

 

Điểm bán
Đặt hàng