Tại sao phải bổ sung axit folic trước khi mang thai? Axit folic quan trọng như thế nào trong phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Mối liên hệ giữa việc bổ sung axit folic và dị tật ống thần kinh
Bổ sung folate trước và trong giai đoạn sớm của quá trình hình thành phôi thai sẽ làm giảm bớt tỷ lệ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.
Quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi
Khi mới hình thành, vào tuần thứ 2, phôi người là một cái đĩa gồm 2 mảnh đơn có 2 lớp mầm: Ngoại bì phôi và nội bì phôi. Về sau giữa chúng phát triển thêm lớp mần trung bì phôi.
Tuần thứ 3, từ 3 lớp mần trên bắt đầu hình thành các tổ chức cơ quan khác nhau của cơ thể, dây sống từ rãnh nguyên thủy cũng xuất hiện.
Ngày thứ 19, dây sống cảm ứng từ gây biệt hóa phần lớn ngoại bì phôi thành ngoại thần kinh (đây là nguyên gốc của hệ thần kinh). Ngoại bì thần kinh ban đầu chỉ là tấm thần kinh cuốn dần hai bờ thành máng thần kinh. Cuối cùng 1 quá trình quan trọng khép hai mép hoàn toàn đầy đủ thành ống thần kinh đóng kín hoàn toàn, đây chính là trục não - tủy sống.
Tuần thứ 4, lỗ trước ống thần kinh được đóng kín vào ngày thứ 25 và lỗ sau được bịt kín vào ngày thứ 27. Tuy chưa tìm ra cơ chế rõ ràng, tuy nhiên, axit folic đã được tìm thấy là có vai trò quan trọng trong việc đóng kín ống thần kinh. Giai đoạn này, mẹ thậm chí còn chưa biết là mình đang mang thai. Chính vì thế, bổ sung trước axit folic trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết.
Bổ sung acid folic cho phụ nữ chuẩn bị mang thai tuân thủ khuyến cáo của WHO
Như đã nói ở trên, ống thần kinh của thai nhi được hình thành rất sớm và axit folic có vai trò quan trọng trong việc đóng kín, bảo vệ ống thần kinh. Bổ sung acid folic trước khi mang thai là bước chuẩn bị đầu tiên không thể thiếu mà mẹ có thể làm cho con yêu của mình.
Việc hấp thu folate liên quan nhiều đến biếu hiện gen chuyển hóa axit folic. Chính vì thế, với những gia đình đã từng có người bị dị tật ống thần kinh thì tỷ lệ mắc phải ở những người khác trong gia đình là rất cao. Đồng thời, nó cũng thay đổi phụ thuộc vào chủng tộc và màu da. Nếu các khiếm khuyết ống thần kinh là do gen thì tần suất mắc phải sẽ không thay đổi theo thời gian. Khiếm khuyết ống thần kinh cũng sẽ xảy ra nếu có sự thiếu hụt về dinh dưỡng trước và trong giai đoạn đầu của thai kỳ, như trong nạn đói ở Hà Lan 1944 – 1945.
Cơ chế hấp thu của axit folic
Axit folic từ các nguồn thực phẩm phải được khử qua 4 bước để trở thành thành 5,10-methylene tetrahydrofolate có hoạt tính sinh học (được cơ thể sử dụng). Sự khử hóa này là nhờ vào hoạt động của gen khử methylenethetrahydrofolate. 35-50% phụ nữ mang thai có thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh đã được chỉ ra là do hoạt tính enzym này thấp.
Axit folic khi hấp thu vào cơ thể nếu không được chuyển hóa hoàn toàn sẽ bị tích tụ trong máu mà không mang tác dụng gì, thậm chí nó còn “che lấp” đi biểu hiện thiếu vitamin B12, gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, công nghệ quatrefolic đã khắc phục được tình trạng acid folic khó hấp thu ở một số đối tượng thiếu gen chuyển hóa MTHFR.
Tham khảo: Quatrefolic là gì?
Axit retinoic xuất phát từ retinol (vitamin A), là một tác nhân điều hòa biểu hiện gen và là một tác nhận gây quái thai sớm trong sự phát triển của phôi thai. Điều đáng quan tâm, axit retinoic làm giảm nguy cơ nứt đốt sống ở động vật. Axit folic điều hòa sự sao chép gen quy định thụ thể folate. Chính vì thế, cung cấp thiếu vitamin A cũng có thể gây ra dị tật ông thần kinh cho thai nhi.
Tài liệu tham khảo:
1. American Academy of Pediatrics. Committee on fetus and newborn. Nomenclature for duration of gestation, birth weight and intrauterine growth. Pediatrics 1967;3 9: 9 35–939.
2. Mamelle N, Boniol M, Riviere O, et al: Identication of newborns with Fetal Growth Restriction (FGR) in weight and/or length based on constitutional growth potential. Eur J Pediatr 2006;1 65: 7 17–725.
3. Darmstadt GL, Bhutta ZA, Cousens S, et al: Evidence-based, cost-effective interventions: how many newborn babies can we save? Lancet 2005;3 65: 9 77–988.