Bổ sung axit folic cho bà bầu ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ cần phải được chú trọng. Tham khảo ngay cách uống acid folic đúng cách.
Vì sao cần bổ sung axit folic cho bà bầu?
Axit folic là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển tế bào, đặc biệt là tế bào máu. Đồng thời, đây cũng là chất đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành hệ thần kinh của thai nhi.
180-200mcg/ngày là lượng một người bình thường cần có. Nhưng với nhu cầu của mẹ bầu thì 400mcg/ngày mới được coi là đủ. Bởi lúc này các quá trình phân chia tế bào, hình thành nhau thai và lượng hồng cầu ở mẹ gia tăng đáng kể.
Ngoài ra, bổ sung axit folic cho bà bầu sớm trong 3 tháng đầu còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Hậu quả khi thiếu hụt axit folic trong thai kỳ
Thiếu hụt axit folic trong thai kỳ làm hồng cầu khổng lồ gây thiếu máu. Đồng thời làm gia tăng tình trạng sinh non, sinh khó hay sảy thai.
Giai đoạn sớm thai kỳ thiếu axit folic làm bất thường quá trình phân chia tế bào. Từ đó xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như sinh non, dị tật thai nhi hay nguy hiểm hơn như dị tật ống thần kinh. Một số trường hợp dị tật khiến thai nhi bị nứt đốt sống, khuyết não hay vô não. Nặng có thể gây ra sảy thai hay thai chết lưu. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ.
Tham khảo: Axit folic cho bà bầu.
Bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách
Ngay từ giai đoạn thiếu nữ, các mẹ đã cần phải chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ axit folic và chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu, tái tạo hồng cầu, chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở sau này. Tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được chú trọng, dẫn đến các nguy cơ sẩy thai hoặc dị tật thai nhi vẫn còn cao.
Liều dùng acid folic khuyến cáo cho bà bầu dao động trong khoảng 400-600mcg tùy thuộc vào các giai đoạn. Con số này có thể lên đến 5000mcg/ngày trong trường hợp mẹ bầu từng có tiền sử mang thai dị tật ống thần kinh.
Một số cách giúp bổ sung acid folic cho bà bầu như là:
Ăn các loại thực phẩm giàu axit folic
Bổ sung axit folic cho bà bầu từ thực phẩm hằng ngày luôn được ưu tiên. Dưới đây là những thực phẩm giàu axit folic. Chị em tìm hiểu và tự thiết lập thực đơn dinh dưỡng của riêng mình nhé:
- Các loại rau xanh: rau cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cải bắp….
- Các loại hạt họ đậu: đậu đen, đậu tương, đậu đỏ….
- Hoa quả tươi: cam, quýt, bơ, cà chua….
- Gạo lứt, gạo nguyên cám.
- Gan động vật (ăn vừa phải. Vì ngoài axit folic thì hàm lượng vitamin A cũng rất nhiều).
- Ngũ cốc, yến mạch, bánh mì…
Thực tế, axit folic rất nhạy cảm với nhiệt. Vậy nên, trong quá trình chế biến, hàm lượng axit folic giảm đi là không thể tránh khỏi. Do đó, để đảm bảo đủ axit folic cho phụ nữ mang thai, các mẹ có thể uống thêm viên bổ sung.
Bổ sung acid folic cho bà bầu bằng thuốc
Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có chứa folate-một dạng axit folic tự nhiên. Dù vây, theo nhiều nghiên cứu, ở dạng folate, cơ thể chúng ta khó hấp thu hơn axit folic tổng hợp. Giá trị dinh dưỡng của axit folic tổng hợp là 100%, nhưng của folate trong thực phẩm lại chỉ đạt 50%. Chưa kể một lượng folate nhất định bị mất đi trong quá trình nấu nướng.
Mang vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ, bổ sung axit folic bằng thuốc luôn được lựa chọn hàng đầu. Nhu cầu axit folic cho bà bầu Việt Nam theo khuyến cáo là 400-600 mcg/ngày.
Trường hợp bà bầu có nguy cơ hay tiền giử gia đình mang thai bị dịt tật. Lúc này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một liệu trình bổ sung axit folic phù hợp.
Lưu ý:
Bổ sung axit folic hằng ngày có nguy cơ bị thừa folate. Axit folic tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 800mcg/ngày làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ung thư phổi hoặc tự kỷ về sau.
Trong trường hợp có khối u: axit folic sẽ làm gia tăng quá trình tăng sinh tế bào, khối u, ung thư phát triển mạnh hơn. Vì thế, thăm khám và hỏi ý kiến bác sỹ thường xuyên sẽ giúp mẹ khỏe, bé phát triển và hoạt động tốt.
Tham khảo:
Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu
- Lưu ý hàm lượng axit folic trong thực phẩm ăn hằng ngày tránh bổ sung thừa axit folic gây bệnh lý. Hoặc mẹ có thể sử dụng folate dạng hoạt động (Quatrefolic) để ngăn ngừa tình trạng này.
- Nước chè, rượu, cà phê dùng cùng acid folic sẽ xảy ra phản ứng làm thay đổi tác dụng và gây ra những tác dụng không mong muốn.
- Táo bón có thể xảy ra trong quá trình sử dụng axit folic. Vậy nên, hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước.
- Khi bổ sung acid folic từ những viên uống tổng hợp mẹ bầu cần lưu ý hàm lượng trong đó. Bởi thiếu hay thừa axit folic đều không tốt cho mẹ bầu.
Một thai kỳ khỏe mạnh thì không thể thiếu axit folic. Do đó, bổ sung đầy đủ hằng ngày trước, trong và sau thai kỳ là vô cùng cần thiết.Trong trường hợp không có chỉ thị từ bác sĩ, mẹ bầu nên bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo để có thai kỳ khỏe mạnh.