Chuẩn bị mang thai mẹ cần chuẩn bị những gì để có thể đón thiên thần nhỏ của mình một cách thuận lợi nhất? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho mẹ tất tần tật những thứ mẹ nên làm trước khi mang thai mẹ nhé.
Chuẩn bị mang thai cần dừng ngay các biện pháp tránh thai
Để chuẩn bị mang thai, bạn cần ngừng ngay tất cả các biện pháp tránh thai đang sử dụng. Bạn có thể có thai ngay sau khi dừng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai. Trên thực tế, nhiều phụ nữ có thể có thai sau 2 tuần dừng thuốc.
Nhưng nếu vài tháng sau mà bạn vẫn chưa có thai thì cũng đừng quá lo lắng. Các biện pháp tránh thai sẽ làm thay đổi sự bài tiết hormon estrogen và progesteron của cơ thể. Vậy nên, sau khi ngừng, cơ thể sẽ cần một thời gian để có thể cân bằng trở lại. Vì vậy, một số người có thể có thai ngay, nhưng cũng có người phải mất một vài tháng.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn biết được thời điểm thụ thai hợp lý. Sự rụng trứng diễn ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt. Trứng chỉ có tuổi thọ từ 12-24 giờ, còn tinh trùng có thể sống được 3-5 ngày.
Vì vậy, bạn cần quan hệ trước và sau khi rụng trứng vài ngày một cách đều đặn để gia tăng cơ hội thụ thai. Để chuẩn bị mang thai tốt nhất cần có sự phối hợp của cả 2 vợ chồng.
Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng để sinh con như ý.
Khám bác sĩ - Tiêm phòng trước khi mang thai
Hãy gặp bác sỹ ngay khi bạn có ý định mang thai. Ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc mang thai thì bác sĩ vẫn có thể cho bạn biết nhiều hơn để chuẩn bị cho một thai kỳ một cách tốt nhất.
Tham khảo: 10 dấu hiệu sớm và chính xác nhất.
Bác sĩ sẽ thảo luận về tiền sửa và sức khỏe hiện tại của bạn. Một số vấn đề sức khỏe trong gia đình bạn có thể di truyền lại cho con cái sau này, ví dụ bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Chuẩn bị mang thai cần lưu ý đến vấn đề làm các xét nghiệm tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe của người mẹ.
- Một điều hết sức quan trọng nữa cho hành trình mang thai của bạn đó là tiêm vắc xin trước khi mang thai. Các mũi tiêm mẹ cần chú ý trước khi có bầu:
Loại vaccin | Số liều | Thời gian tiêm | Lưu ý |
HPV | 3 | Mũi 1: Là ngày tiêm mũi đầu tiên Mũi 2: Sau 2 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên Mũi 3: Sau 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên | Tiêm trước 26 tuổi Trường hợp đang tiêm phòng HPV mà có thai thì dừng tiêm, đến khi tiêm xong mới tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành tất cả mũi tiêm không được quá 3 năm |
Viêm gan B | 3 | Tiêm mũi 1 trước khi có thai 7 tháng Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng Mũi 3 cách múi 1: 6 tháng | Xét nghiệm máu trước khi tiêm |
Thủy đậu | 1 | Trước khi có thai 3 tháng | Không được tiêm nếu có thai |
Sởi- Quai bị- Rubela | 1 | Trước khi có thai 3 tháng | |
Cúm | 1 | Trước khi có thai 1 tháng |
Chú ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng.
- Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các loại thuốc, thảo dược và các chất bổ sung mà bạn đang dùng hoặc đã dùng gần đây. Chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi loại thuốc hoặc lùi thời gian mang thai đến thời điểm phù hợp.
- Trường hợp bạn bị các bệnh mạn tính, chẳng hạn như hen suyễn hoặc tiểu đường, cần có một giải pháp thích hợp trước khi chuẩn bị mang thai
- Nếu bạn béo phì, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giảm cân khi bạn chuẩn bị mang thai. Làm như vậy sẽ giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.
Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố progesteron và estrogen sẽ tăng cao. Việc này sẽ làm ảnh hưởng tới răng nướu của bạn và có thể khiến bạn mắc một số bệnh về nha khoa. Vì vậy, trước khi mang thai, hay đến khám bác sỹ nha khoa để có cách phòng tránh phù hợp nhé.
Ngừng các chất kích thích để chuẩn bị mang thai tốt nhất
Nếu bạn hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy, bạn nên dừng lại trước khi mang thai. Tất cả những chất kích thích trên sẽ làm giảm khả năng thụ thai và tăng khả năng sẩy thai của bạn, đồng thời gây ra rất nhiều biến chứng thai kỳ.
Những điều cần biết trước khi mang thai cụ thể như sau:
- Uống rượu trong thời gian dài có thể gây thiểu năng trí tuệ ở trẻ, tăng nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe sau này của trẻ
- Hút thuốc sẽ làm giảm cân nặng sơ sinh, nó cũng khiến mẹ khó phục hồi hơn sau khi sinh
- Bạn cũng cần cắt giảm lượng cafein khi đang có dự định mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ hàng ngày nếu tiêu thụ nhiều hơn 2 tách café ( 500ml) hoặc 5 lon nước (2L) có chứa cafein thì sẽ khó mang thai hơn và dễ sảy thai hơn.
Nếu bạn cần giúp đỡ bỏ thuốc lá, rượu hãy nói chuyện với bác sĩ nhé. Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh cả vợ và chồng đều cần chú ý giảm thiểu các chất kích thích.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng trước khi chuẩn bị mang thai
Kể cả khi không mang thai thì một chế độ ăn uống cân bằng cũng rất tốt cho bạn. Một số hướng dẫn đơn giản cho bạn là:
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo và caffeine.
- Ăn thực phẩm có nhiều protein.
- Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc để bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể
- Cá chứa rất nhiều dinh dưỡng, nhất là dầu cá. Tuy nhiên, hải sản cũng chứa hàm lượng kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân rất lớn. Vậy nên, bạn cũng không nên ăn hải sản quá nhiều:
- Không nên ăn quá 340 g cá mỗi tuần
- Tránh ăn cá đại dương lớn, chẳng hạn như cá mập và cá ngói
- Thừa cân khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ các bệnh như như huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và cần sinh mổ. Vì thế, nếu bạn thiếu cân hoặc thừa cân, tốt nhất bạn nên cố gắng đạt được cân nặng lý tưởng trước khi mang thai.
- Khoảng 70% cơ thể là nước. Vì vậy, để giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương với 1,5l nước). Khi mang thai, nhu cầu này sẽ tăng lên, mẹ cần uống từ 10-12 cốc (khoảng 2-2,5l nước). Việc bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, làm sáng á, ngăn ngưa phù nề.
- Hạn chế các loại thuốc hoặc chất bổ sung không cần thiết. Thảo luận với bác sĩ về cả hai loại thuốc kê đơn và không kê đơn cùng các chất bổ sung mà bạn dùng trước khi có ý định mang thai. Hầu hết các loại thuốc đều mang đến một số rủi ro và rất nhiều loại có tác dụng không mong muốn nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu thuốc hoặc chất bổ sung không thực sự cần thiết, KHÔNG nên dùng chúng.
- Chế độ ăn cho BẠN ĐỜI của bạn cũng là một đều hết sức quan trọng: Ăn các thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin B12, vitamin A,… Các loại dưỡng chất này sẽ giúp tinh trùng khỏe, tránh được các yếu tố gây hại bên ngòai.
Tham khảo: Cần bổ sung gì trước khi mang thai?
Uống vitamin và axit folic cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
Để chuẩn bị mang thai bạn cần bổ sung vitamin và acid folic với 2 lý do: tạo điều kiện thuận lợi cho sự thu thai và chuẩn bị đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ.
Xem thêm: Trước khi mang thai cần bổ sung thuốc gì?
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự thụ thai
- Việc bạn bổ sung vitamin sẽ làm tăng sức đề kháng cho mẹ, làm dày niêm mạc tử cung,… từ đó làm tăng tỷ lệ thụ thai thành công.
- Ống thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành rất sớm từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Lúc này, mẹ vẫn chưa thể biết được mình đã mang thai hay chưa. Vì thế, nhiều phụ nữ trong giai đoạn này thường không bổ sung đầy đủ acid folic. Trong khi đó axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong việc đóng ống thần kinh ở thai nhi.
Thiếu acid folic ống thần kinh không thể khép kín và gây ra các dị tật bẩm sinh như thai vô sọ, hở hàm ếch,… Những trường hợp này thường sẽ được bác sỹ chỉ định ngừng thai. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ từ 400-600mg acid folic mỗi ngày kể từ khi bắt đầu có ý định mang thai để ngăn ngừa các trường hợp không mong muốn trên.
Chuẩn bị đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ
- Vitamin trước khi mang thai sẽ có hàm lượng và thành phần các chất như sản phẩm dành cho phụ nữ đã mang thai. Khi mang thai, mọi nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ đều tăng lên để nuôi thêm một hình hài đang lớn dần. Vì thế, trước khi mang bầu mẹ cần đặc biệt bổ sung thêm sắt, DHA và các loại vitamin A, B,…
- Tuy nhiên, tránh dùng liều cao của bất kỳ vitamin nào, đặc biệt là vitamin A, D, E và K. Những vitamin này có thể gây dị tật bẩm sinh nếu bạn dùng nhiều hơn lượng khuyến cáo hàng ngày. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu sử dụng một sản phẩm nào.
Tập thể dục giúp việc chuẩn bị mang thai thuận lợi hơn
Tập thể dục trước khi bạn có thai có thể giúp cơ thể bạn đối phó với tất cả những thay đổi mà bạn sẽ trải qua trong quá trình mang thai và chuyển dạ.
Bạn nên bắt đầu một lịch trình tập thể dục ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, cả trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ. Bạn có thể đi bộ hoặc tập yoga nhẹ nhàng, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người.
Khi bắt đầu có thai, số lượng bài tập thực hiện trong thai kỳ nên dựa theo tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động của bạn trước khi mang thai. Bạn có thể nghe lời khuyên bác sỹ để tìm ra bài tập phù hợp nhất cho bản thân.
Nghỉ ngơi và thư giãn, tránh căng thẳng quá độ
Bạn đang trải qua rất nhiều sự căng thẳng tột độ do công việc, cuộc sống gây ra? Nếu vậy, hãy tìm cách nghỉ ngơi thư giãn đúng cách, sắp xếp lại công việc của bản thân. Vì nếu tình trạng stress kéo dài sẽ làm bạn khó thụ thai hơn. Đồng thời khi mang thai, stress cũng làm ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi.
Bạn cũng cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Duy trì thời gian ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Chuẩn bị tài chính trước khi chuẩn bị mang thai
Một việc nghe có vẻ nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Khi mang thai bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ như tiền viện phí, tiền thuốc, tiền quần áo cho con,… Hãy đảm bảo cho con bạn một điều kiện đầy đủ nhất để bé được sinh ra thật khỏe mạnh mẹ nhé.
Bài viết trên đây sẽ giúp phụ nữ chuẩn bị mang thai biết được mình cần và nên làm gì. Chúc bạn sẽ được gặp bé con của mình trong thời gian sớm nhất!
Liên hệ tổng đài 1800.0016 để được tư vấn về sức khỏe thai kỳ miễn phí.